Spss là phần mềm được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, phân tích dữ liệu, giúp hoàn thiện các bài luận văn,…Các dữ liệu trong phần mềm Spss được trình bày sinh động và trực quan dưới dạng biểu đồ. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp lại 9 loại biểu đồ thông dụng và cách vẽ biểu đồ trong spss giúp bạn hiểu hơn về các loại biểu đồ này. Cùng theo dõi nhé!
-
1. 9 loại biểu đồ thông dụng trong spss
- 1.1. Biểu đồ tần suất – Histogram
- 1.2. Biểu đồ phân tán – Scatter Plot/Dot Plot
- 1.3. Biểu đồ tròn – Pie Chart
- 1.4. Biểu đồ cột – Bar Chart
- 1.5. Biểu đồ Line Chart
- 1.6. Biểu đồ Miền – Area Chart
- 1.7. Biểu đồ hình bánh rán – Doughnut Chart
- 1.8. Biểu đồ hộp – Boxplot
- 1.9. Biểu đồ kết hợp – Dual Y-axis Chart
- 2. Hướng dẫn nhanh cách vẽ biểu đồ trong spss
- 3. Ví dụ chi tiết
1. 9 loại biểu đồ thông dụng trong spss
Biểu đồ giúp diễn giúp diễn giải và đọc dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên để chọn được loại biểu đồ phù hợp bạn cũng cần phải hiểu được đặc tính chúng. Dưới đây là 9 loại biểu đồ thường được sử dụng để vẽ biểu đồ trong spss.
1.1. Biểu đồ tần suất – Histogram
- Biểu đồ tần suất là một dạng biểu đồ cột cho thấy sự biến thiên của tập hợp dữ liệu từ đó có thể rút ra được tình trạng bất thường hay bình thường của một quá trình
- Biểu đồ rất thích hợp để hiển thị sự phân bố của một biến tỷ lệ duy nhất. Dữ liệu được phân loại và tóm tắt bằng cách sử dụng thống kê số lượng hoặc tỷ lệ phần trăm
1.2. Biểu đồ phân tán – Scatter Plot/Dot Plot
- Biểu đồ phân tán là biểu đồ sử dụng các dấm chấm thể hiện mối quan hệ giữa hai biến khác nhau.
- Có các điểm tương tự với biểu đồ đường vì cả hai đều sử dụng trục dọc và trục ngang để hiển thị các điểm dữ liệu khác nhau
- Tuy nhiên nhược điểm của biểu đồ phân tán là nó chỉ được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 biến.
1.3. Biểu đồ tròn – Pie Chart
- Biểu đồ hình tròn là một biểu đồ có dạng hình tròn được sử dụng để minh họa tỷ lệ số trong tập dữ liệu
- Giống như một chiếc pizza được chia thành nhiều miếng khác nhau, thì trong biểu đồ hình tròn mỗi miếng sẽ thể hiện tỷ lệ của một phần tử trong tập dữ liệu
- Ưu điểm của dạng đồ thị này là nó khá đơn giản so với loại đồ thị khác
- Tuy nhiên nó không thể áp dụng cho các bộ giữ liệu lớn
1.4. Biểu đồ cột – Bar Chart
- Là dạng biểu đồ được biểu diễn bằng các thanh đứng (thanh ngang) hình chữ nhật cách nhau, mô tả các điểm dữ liệu trong một tập hợp dữ liệu.
- Dùng để so sánh tỷ lệ phần trăm giữa các yếu tố hoặc tập hợp dữ liệu.
- So với các loại biểu đồ khác, biểu đồ cột hiển thị và so sánh các tập hợp dữ liệu hoặc số lớn sẽ tốt hơn
1.5. Biểu đồ Line Chart
- Biểu đồ đường được hiển thị bằng các điểm đánh dấu dưới dạng hình tròn, hình vuông hoặc các định dạng khác nối với nhau bằng một đường thẳng
- Loại biểu đồ này thường được sử dụng để giải thích xu hướng qua các thời kỳ.
- Trục tung luôn hiển thị số lượng, trong khi trục X chỉ ra một số yếu tố liên quan khác
- Biểu đồ đường không nhiều màu sắc như các biểu đồ khác, nhưng nó cho người dùng thấy xu hướng trong một khoảng thời gian cụ thể cho một tập hợp dữ
1.6. Biểu đồ Miền – Area Chart
- Biểu đồ miền cũng gần với biểu đồ đường, nhưng có đường biểu diễn liền mạch
- Biểu đồ miền hiển thị xu hướng trong một khoảng thời gian cho một/ một số danh mục hoặc sự thay đổi giữa một số nhóm dữ liệu.
- Biểu đồ miền có hai loại chính: biểu đồ khu miền xếp chồng lên nhau và biểu đồ khu miền xếp chồng hoàn chỉnh. Cả hai loại này đều có thể hiển thị bản chất của các tập dữ liệu đã chọn của bạn.
1.7. Biểu đồ hình bánh rán – Doughnut Chart
- Biểu đồ bánh rán cũng giống với biểu đồ hình tròn nhưng có diện tích ở trung tâm bị cắt ra.
- Biểu đồ bánh rán có một số yếu tố, bao gồm sự phân chia các phân đoạn và ý nghĩa của vòng cung của một phần riêng lẻ.
- Thích hợp để trình bày mối quan hệ giữa tỷ lệ của các nhóm dữ liệu khác nhau. Trong trường hợp này, người dùng có thể tập trung vào các khu vực tỷ lệ của các lát cắt.
- Bánh rán cũng bao gồm nhiều chi tiết hơn biểu đồ hình tròn thông qua không gian trống của chúng
1.8. Biểu đồ hộp – Boxplot
- Biểu đồ hộp sử dụng các yếu tố đồ họa để hiển thị năm thống kê cùng một lúc trong mỗi giá trị phân loại bao gồm: giá trị nhỏ nhất, phần tư đầu tiên, giá trị trung bình, phần tư thứ ba và giá trị tối đa
- Boxplot giúp phát hiện các giá trị nằm ngoài phạm vi giá trị bình thường.
1.9. Biểu đồ kết hợp – Dual Y-axis Chart
- Là biểu đồ kết hợp giữa cột và đường với 2 trục tung Y và 1 trục hoành X.
- Đây là dạng biểu đồ dùng để thể hiện mối tương quan giữa các đối tượng.
Sau khi đã nhận biết được các loại biểu đồ trong spss bạn cũng cần phải biết cách chạy spss để hoàn thành bài phân tích dữ liệu. Nếu bạn vẫn chưa cách chạy, bạn có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn chạy spss Luận văn 24 đã chia sẻ chi tiết, đầy đủ
2. Hướng dẫn nhanh cách vẽ biểu đồ trong spss
Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách vẽ biểu đồ histogram trong spss
Bước 1: Di chuột đến mục “Graphs” trên thanh menu. Sau đó chọn “Chart Buider”
Bước 2: Trong mục “Gallery” chọn Histogram – Biểu đồ tần suất. Sau đó chọn các biến trong mục “Variables” kéo thả vào trục X và Y
Bước 3: Sau khi nhấp OK sẽ được biểu đồ hiện thử như dưới ảnh
3. Ví dụ chi tiết
Có rất nhiều cách vẽ biểu đồ trong spss. Tuy nhiên Luanvan24 đã chọn ra 2 loại biểu đồ thông dụng nhất để chia sẻ cách vẽ biểu đồ trong spss cho bạn
3.1. Cách vẽ biểu đồ cột trong spss
Bước 1: Trên thanh menu chọn “Graph” > chọn tiếp “Chart Builder”
Bước 2: Chọn loại biểu đồ muốn vẽ
Bước 3: Kéo biến cần chọn từ mục “Variables” rồi thả vào trục X
Bước 4: Tiếp tục chọn biến số thứ 2 trong mục “Variables” thả vào phần “Count” (Trục Y)
Bước 5: Bước tiếp theo để thay đổi số lượng hoặc tần suất bằng cách chọn “Statistic” trên thanh menu ở cửa sổ bên trái > chọn “Value” > chọn tiếp “Apply”
Bước 6: Sau khi bạn nhấp OK , biểu đồ sau sẽ xuất hiện như hình bên dưới
3.2. Cách vẽ biểu đồ tròn trong spss
Bước 1: Trên thanh menu chọn “Graphs” > chọn tiếp “Chart Builder”
Bước 2: Trong mục Gallery chọn biểu đồ Pie/Polar. Sau đó kéo đồ thị vào bảng điều khiển
Bước 3: Trong danh sách Biến, chọn biến mong muốn thả vào hình chữ nhật Slice By ở cuối bảng điều khiển. Nhấp vào OK.
Bước 4: Sau khi nhấp OK bạn sẽ được biểu đồ tròn như trong hình
Như vậy bài đã giới thiệu cho bạn 9 loại biểu đồ thông dụng và ví dụ chi tiết về cách vẽ biểu đồ trong spss. Tuy nhiên nếu bạn vẫn đang gặp phải vấn đề và cảm thấy khó khăn về phân tích dữ liệu trên Spss thì tại Luanvan24 có nhận chạy mô hình spss với kinh nghiệm 17 năm trong ngành và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Hãy để chúng mình giải quyết mọi lo lắng cho bạn!
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.