Tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng

5/5 - (1 bình chọn)

Các công ty, tập đoàn kinh tế khi muốn giao dịch trên thị trường thế giới thì đều phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Tỷ giá này chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, tài chính trong và ngoài nước. Trong bài viết này, Luận văn 24 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Cùng theo dõi để khám phá chi tiết nhé!

hinh-anh-ty-gia-hoi-doai-1

Khái niệm tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền của 2 nước, là số lượng đơn vị tiền tệ cần có để mua một đơn vị ngoại tệ. Đối với một số nước có đồng tiền mang giá trị cao như Anh và Mỹ thì khái niệm tỷ giá hối đoái sẽ được hiểu theo nghĩa ngược lại thì là số lượng các đơn vị của đồng ngoại tệ được sử dụng mua một đồng đô la mỹ hoặc một đồng bảng Anh. 

Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam được ban hành vào năm 1997 thì tỷ giá hối đoái chính là tỷ lệ giá trị của VNĐ và giá trị của đồng tiền nước ngoài. Đối với lĩnh vực tài chính thì tỷ giá hối đoái là mối quan hệ về giá trị của đồng tiền giữa hai nước với nhau. Đây được xem như là một loại giá cả đặc biệt được định giá bằng giá trị thực của đồng tiền. 

Tùy vào từng quốc gia và giai đoạn lịch sử thì tiêu chuẩn về tỷ giá hối đoái cũng khác nhau. Thời xưa khi vàng là thước đo của mọi vật thì tiền tệ trong lưu thông sẽ đều được quy đổi ra vàng để so sánh. 

Phân loại tỷ giá hối đoái

Thị trường hối đoái thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có các loại tỷ giá đa dạng. Sau khi đã tìm hiểu chi tiết khái niệm tỷ giá hối đoái là gì thì hãy theo dõi nội dung sau để biết cách phân loại tỷ giá hối đoái như thế nào nhé.

Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá

Xét theo đối tượng xác định tỷ giá thì chúng ta có thể chia thành 2 loại:

  • Tỷ giá thị trường: Đây là loại tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung và cầu của thị trường hối đoái.
  • Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của các tỷ giá này các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá ngoại tệ giao ngay có kỳ hạn và hoán đổi.

Xét theo phương thức chuyển ngoại hối

Xét theo khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối thì có thể phân chia như sau:

  • Tỷ giá điện hối: điện hối được các ngân hàng niêm yết chính thức và được chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này được sử dụng làm cơ sở và có thể dùng để xác định nên giá trị của hầu hết loại tỷ giá khác.
  • Tỷ giá thư hối: là tỷ giá được dùng để chuyển ngoại hối bằng thư. Thông thường thì tỷ giá điện hối sẽ cao hơn so với tỷ giá thư hối.

hinh-anh-ty-gia-hoi-doai-3

Phân loại theo giá trị tỷ giá

  • Tỷ giá hối đoái thực: là tỷ giá chịu sự ảnh hưởng bởi tác động của lạm phát và sức mua trong cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa và độ tương quan có thể bán ra thị trường ngoài nước và tiêu thụ trong nước. Đây là loại tỷ giá tượng trưng cho khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của đất nước đó.
  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá của tiền tệ ở thời điểm hiện tại và không liên quan đến ảnh hưởng của sự lạm phát.

Phân loại theo kỳ hạn thanh toán

  • Tỷ giá giao dịch ngay (hay còn gọi là SPOT): là tỷ giá do tổ chức các  tín dụng đặt ra ngay tại phiên giao dịch hoặc có thể do 2 bên tự bàn bạc với nhau nhưng vẫn tuân thủ theo quy định của nhà nước.
  • Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: Do tổ chức tín dụng tự quy định và tự thỏa thuận với nhau nhưng cũng phải đảm bảo biên độ mà ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm ký hợp đồng.

Căn cứ vào thời điểm diễn ra các giao dịch ngoại hối

  • Tỷ giá mua: Đây là loại tỷ giá mua ngoại hối vào của ngân hàng.
  • Tỷ giá bán: là tỷ giá bán ngoại hối ra của ngân hàng.

Ngoài ra thì còn có 2 loại tỷ giá khác là tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu dụng.

Vai trò của tỷ giá hối đoái

Rất nhiều người thắc mắc về vai trò của tỷ giá hối đoái là gì và nó tác động như thế nào đến nền kinh tế. Cụ thể như sau:

  • Dùng để so sánh sức mua của các đồng tiền: Đây là công cụ được dùng để so sánh giá trị của nội tệ với giá trị ngoại tệ và so sánh giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài. Từ việc so sánh này các nước có thể tính toán được chênh lệch tỷ giá hối đoái để phục vụ trong các giao dịch lãi suất hay số tiền phải trả khi vay vốn nước ngoài,….
  • Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế thị trường: Khi tỷ giá hối đoái tăng thì giá nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng và rất dễ dẫn đến tình trạng lạm phát. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm thì hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn và vấn đề lạm phát cũng sẽ được kiềm chế.

hinh-anh-ty-gia-hoi-doai-2

Cách tính tỷ giá hối đoái

Tính tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền cùng định giá: Muốn tính tỷ giá mua thì sẽ thực hiện bằng cách lấy tỷ giá bán chia cho tỷ giá mua. Để tính tỷ giá bán thì thì sẽ lấy tỷ giá mua chia cho tỷ giá bán tại thời điểm đó theo ngân hàng. Công thức tính cụ thể như sau:

Giá niêm yết/Định giá = (Giá niêm yết/USD)/(Định giá/USD)

Đối với 2 đồng yết giá: Để tính tỷ giá mua của khách hàng thì  lấy tỷ giá bán chia cho tỷ giá mua sau đó lại chia tiếp cho tỷ giá bán 

(Giá niêm yết/định giá) = (Tiền USD/định giá)/(USD/giá niêm yết)

Cách tính tỷ giá giữa tiền yết giá và định giá: Khi tính tỷ giá chéo giữa 2 loại đồng thì bắt buộc phải có 1 đồng là định giá và 1 đồng là yết giá. Công thức tính như sau:

Đồng được yết giá (giá trực tiếp)/định giá = (Yết giá/USD) x (USD/Định giá)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Khi đã biết được công thức tính, khái niệm tỷ giá hối đoái là gì thì hãy cùng khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái nhé!

  • Yếu tố thương mại nằm ở 2 khía cạnh cơ bản là tình hình phát triển kinh tế thị trường và cán cân thanh toán quốc tế.
  • Yếu tố lạm phát là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế và cung cầu ngoại tệ làm thay đổi tỷ giá. Nếu như ở trong nước lạm phát có tỷ lệ cao hơn các hàng nước ngoài thì người dân sẽ có xu hướng lựa chọn loại hàng hóa rẻ hơn như vậy thì đồng ngoại tệ USD chắc chắn sẽ tăng. Còn nếu thị trường nội địa có tỷ lệ lạm phát thấp thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm, giá trị đồng nội tệ sẽ tăng.
  • Xét theo thu nhập: Nếu như mức thu của người dân tăng thì sẽ lựa chọn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn làm tăng tỷ giá, việc thu nhập thấp hay cao cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chi tiêu nhiều hay ít dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng.
  • Về lãi suất: Lãi suất sẽ có tác động đến những hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Chính vì thế cho nên tỷ giá hối đoái cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

hinh-anh-ty-gia-hoi-doai-4

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hai yếu tố cấu thành nên các hoạt động ngoại thương. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu như sau:

  • Tác động đến hoạt động xuất khẩu: Nếu như đồng nội tệ tăng thì hoạt động xuất khẩu sẽ không được khuyến khích và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ giảm, kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ giảm. Ngược lại đồng nội tệ giảm thì các nhà xuất khẩu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng, lượng ngoại tệ thu về cũng đổi ra được nhiều nội tệ hơn.
  • Tác động của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu: Khi giá đồng nội tệ tăng thì nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập rẻ hơn, chi phí giảm. Bên cạnh đó thì khi tỷ giá giảm sẽ gây bất lợi cho hoạt động này vì hàng hóa sẽ đắt hơn và phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua một lượng hàng như cũ và làm giảm lợi nhuận của các nhà nhập khẩu.

Luận Văn 24 vừa chia sẻ đến bạn đọc khái niệm tỷ giá hối đoái là gì và các vấn đề liên quan cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và kiến thức hữu ích về lĩnh vực này và có hướng đi đúng cho dự định sắp tới của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0988 55 2424 hoặc email luanvan24@gmail.com để được hỗ trợ nhé.

Nguồn: Luanvan24.com

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan