Tháp nhu cầu của Maslow là một trong những mô hình tâm lý kinh điển của thế giới. Mặc dù đã ra đời từ năm 1943, nhưng cho đến nay mô hình Maslow vẫn chứng minh được tính chính xác và thực tế. Rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã áp dụng thành công mô hình này và phát triển một cách đáng kinh ngạc. Đặc biệt là ngành Marketing.
Vậy tháp nhu cầu của Maslow là gì? Cách ứng dụng mô hình này vào thực tế như thế nào? Hãy cùng Luận Văn 24 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Tháp nhu cầu maslow là gì?
Tháp nhu cầu của Maslow là một lý thuyết về tâm lý học được đề xuất bởi Abraham Maslow trong bài viết “A Theory of Human Motivation” năm 1943 trong Đánh giá Tâm lý học. Đây là công trình nghiên cứu vĩ đại của ông về động cơ và tâm lý của con người. (Theo:Wikipedia)
Theo mô hình Maslow, tháp nhu cầu được chia làm 5 cấp độ tương ứng với năm bậc của tháp thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người bao gồm: nhu cầu sinh lý -> nhu cầu được an toàn -> nhu cầu xã hội -> nhu cầu được kính trọng -> nhu cầu thể hiện bản thân. Mỗi bậc của kim tự tháp sẽ thể hiện mức độ phức tạp của nhu cầu khác nhau. Càng lên cao mức độ phức tạp này càng tăng lên.
Cho đến nay, công trình này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như trong tình yêu, trong hoạt động kinh doanh, quản trị nhân sự, marketing, y tế,…
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về lý thuyết nhu cầu của Maslow, sau đây Luận Văn 24 sẽ trình bày cụ thể đặc điểm và tính chất 5 bậc của tháp nhu cầu của Maslow.
Bậc nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là nhu cầu cơ bản nhất của con người trong tháp nhu cầu của Maslow, nó được đặt ở bậc cuối cùng hay đáy của tháp. Đây là những nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống cho con người như nước, không khí, thức ăn, ngủ, nơi ở,… Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng, con người sẽ khó có thể tồn tại lâu dài.
Cụ thể, nhu cầu sinh lý bao gồm:
- Cân bằng nội môi
- Sức khỏe
- Thực phẩm và nước
- Ngủ
- Quần áo
- Nơi trú ẩn
Những nhu cầu này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại được xem như những nhu cầu quan trọng nhất, phải được ưu tiên đáp ứng đầu tiên. Bởi lẽ, nếu không duy trì được sự sống thì các nhu cầu tiếp theo hay các bậc ở trên đều trở nên vô nghĩa.
Bậc nhu cầu được an toàn
Khi những nhu cầu cơ bản (nhu cầu sinh lý) của con người đã được đáp ứng, họ sẽ ưu tiên cho nhu cầu về sự an toàn, đây cũng chính là bậc thứ hai trong tháp nhu cầu của Maslow.
Nhu cầu an toàn và bảo mật bao gồm:
- An toàn cá nhân
- An toàn cảm xúc
- An ninh tài chính
- Sức khỏe và hạnh phúc
- Nhu cầu an toàn chống lại tai nạn, bệnh tật và tác động bất lợi của chúng
Bạn có thể thấy ngày nay có rất nhiều nước đang gặp phải tình trạng loạn lạc, an ninh không được đảm bảo. Những người dân ở đây phải lựa chọn cách di dân để có thể được đáp ứng nhu cầu này. Nếu không sự sống của họ sẽ bị đe dọa.
Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho bậc nhu cầu thứ hai quan trọng này.
Bậc nhu cầu xã hội
Bậc nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu của Maslow đó chính là bậc nhu cầu xã hội. Sau khi được đáp ứng hai nhu cầu về an toàn và sinh lý, con người có xu hướng muốn được đáp ứng nhu cầu về tình cảm. Chúng ta mỗi người đều đang sống trong một xã hội hay nhỏ hơn là cộng đồng nào đó. Không ai muốn mình bị tách biệt khỏi đó cả.
Mọi người đều muốn mình hòa nhập với cộng đồng những người xung quanh gồm bạn bè, người thân, đồng nghiệp, làng xóm, xã hội,… Muốn được mọi người yêu quý, được giao lưu tình cảm, được có một gia đình hạnh phúc, những mối quan hệ thân thiết, gần gũi. Những người trầm cảm, hay cảm thấy cô đơn, bơ vơ, lo lắng thường là những người không được đáp ứng nhu cầu tâm lý này.
Nhu cầu xã hội bao gồm:
- Tình bạn
- Sự thân mật
- Tình cảm gia đình
Bậc nhu cầu được kính trọng
Mỗi người sinh ra đều có lòng tự trọng của mình. Nên trong chúng ta ai cũng muốn mình nhận được sự tôn trọng từ người khác. Có thể lúc này bạn đang nghĩ tới những người nghèo khó, tội nghiệp thì họ đâu có cần tới điều này.
Thực ra họ có, nhưng vì những nhu cầu thiết yếu ở dưới chưa được đáp ứng nên nhu cầu này không quá quan trọng với họ trong thời điểm hiện tại. Nhu cầu này được thể hiện rõ hơn ở những người thuộc tầng lớp trung lưu, khi mà các bậc nhu cầu ở bên dưới đã được đáp ứng.
Nhu cầu được tôn trọng tiêu biểu gồm:
- Theo đuổi cấp bậc cao hơn trong công việc
- Thể hiện sức ảnh hưởng đến những người xung quanh
- Luôn thể hiện sự độc lập, tự tin
Bậc nhu cầu được thể hiện bản thân
Cấp bậc thứ năm và cũng là cấp bậc cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow đó chính là nhu cầu được thể hiện bản thân. Sau khi đã đạt được tất cả các bậc nhu cầu phía dưới, con người sẽ tập trung sự quan tâm của mình tới bậc nhu cầu cao nhất là thể hiện tiềm năng của bản thân, để mọi người ngưỡng mộ và thể hiện vị trí của người đứng đầu.
Những người này thường làm các chức vụ cao nhất của một tổ chức, một doanh nghiệp. Họ muốn đạt được bậc này bởi một lý do quan trọng đó là muốn bảo vệ các bậc nhu cầu ở phía dưới.
Nhu cầu tự thể hiện tiêu biểu gồm:
- Tìm kiếm bạn đời, cộng sự
- Nuôi dạy con cái
- Phát triển năng lực và tài năng
- Theo đuổi và hoàn thành mục tiêu
Áp dụng mô hình Maslow vào đời sống
Tháp nhu cầu của Maslow có thể ứng dụng được hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn bạn cách ứng dụng tháp nhu cầu này vào lĩnh vực Marketing.
Các chuyên gia Marketing trước khi lập một kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn, việc đầu tiên họ cần làm là nghiên cứu thị trường để hiểu rõ khách hàng của mình và nhu cầu của họ. Theo ngôn ngữ chuyên ngành đó là việc nghiên cứu insight khách hàng.
Chỉ khi biết được khách hàng của mình mong muốn điều gì thì bạn mới có thể có được một bản kế hoạch marketing chất lượng, phù hợp. Nếu không thấu hiểu được khách hàng thì các chiến dịch của bạn chỉ có thể nhận một kết quả duy nhất, đó là thất bại.
Vậy tháp nhu cầu của Maslow được ứng dụng như thế nào để giải quyết vấn đề này?
Phân khúc khách hàng
Có nhiều nhóm khách hàng với những nhu cầu, mục đích, sở thích và yêu cầu khác nhau với sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Do đó, bạn cần phân chia tệp khách hàng thành các nhóm theo các bậc nhu cầu Maslow. Sau đó, lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình để xây dựng kế hoạch marketing cụ thể.
Xây dựng thông điệp
Mỗi nhóm khách hàng thuộc các bậc nhu cầu khác nhau sẽ có những mối quan tâm và sự tác động khác nhau như giá cả, mẫu mã, địa vị, thương hiệu, tính tiện dụng, tính xã hội.
Khi bạn đã làm được điều này, bạn có thể xây dựng được một thông điệp truyền tải đúng nội dung đúng nhu cầu đến đúng đối tượng và thông điệp của bạn sẽ đạt hiệu quả như mong đợi.
Ví dụ: Một ví dụ điển hình đó là các sản phẩm về công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các thương hiệu điện thoại thông minh thường cho ra rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, được phân cấp với các mức giá và tính năng nổi bật rõ ràng.
- Có điện thoại dành cho những người thu nhập thấp với khoảng giá từ 1-5 triệu như Samsung J, Oppo A,…
- Có dòng điện thoại dành cho khách hàng với mức thu nhập trung bình như Samsung A, Oppo F, Hewei,..
- Dòng điện thoại cao cấp dành cho khách hàng thu nhập cao, với mong muốn tự thể hiện bản thân như Samsung Note, Samsung S, Iphone, Sony, LG,..
- Và cũng có những điện thoại theo các sở thích khác nhau như chụp ảnh, nghiên cứu tài liệu, quay phim,….
Tham khảo:
Hy vọng những kiến thức về tháp nhu cầu của Maslow mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về mô hình tâm lý tuyệt vời này và ứng dụng nó một cách khoa học, thông minh vào cuộc sống.
Nếu bạn có nhu cầu thuê viết luận văn hay muốn được giải đáp thêm thông tin về tháp nhu cầu Maslow, hãy liên hệ với Luận Văn 24 chúng tôi qua số điện thoại 0988 55 2424 hoặc qua email luanvan24@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: Luanvan24.com
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.