So sánh phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

3/5 - (2 bình chọn)

Nếu bạn là một người làm công tác khoa học thì chắc hẳn đã từng nghe đến phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về 2 phương pháp này. Chính vì thế cho nên trong bài viết hôm nay, Luận Văn 24 sẽ giới thiệu chi tiết về nghiên cứu định tính và định lượng là gì, sự khác biệt giữa chúng như thế nào. Cùng theo dõi để tìm hiểu nhé!

hinh-anh-so-sanh-nghien-cuu-dinh-tinh-va-dinh-luong-1

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là gì?

Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là cách tiếp cận nhằm mục đích thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức và động cơ thúc đẩy. Phương pháp này có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và cách giải thích vấn đề. Thường thì phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được dùng để trả lời cho câu hỏi “Như thế nào”, “ Tại sao” hoặc “Cái gì”

Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính có một số điểm đặc trưng như sau:

  • Nghiên cứu định tính liên quan trực tiếp đến mô tả và giải thích cho nên sẽ có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.
  • Mục đích chính của nghiên cứu định tính là trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu thông qua các dữ liệu có ý nghĩa giải thích và chứng minh cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Những kết quả này được mô tả bằng chữ, không được chứng thực dưới mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán.
  • Nghiên cứu định tính thực chất là được dùng để trả lời các câu hỏi mà phương pháp nghiên cứu định lượng chưa thể trả lời được. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu khoa học mới và cũng là một thách thức cho các nhà khoa học khi sử dụng phương pháp này.
  • Mặc dù cách để thực hiện phương pháp này không quá khó nhưng để phân tích chính xác thì lại đòi hỏi trình độ cũng như chuyên môn của người nghiên cứu cực kỳ cao bởi nó phụ thuộc rất lớn và năng lực tư duy và lý luận.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng trong khoa học xã hội với các bộ môn như tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,…

Nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định lượng hay còn được biết đến với tên gọi Quantitative research là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng đối với các hiện tượng có thể diễn tả hoặc quy đổi bằng số.

Nói cách khác thì nghiên cứu định lượng chính là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau.

hinh-anh-so-sanh-nghien-cuu-dinh-tinh-va-dinh-luong-2

Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu và định lượng đều có những điểm đặc trưng riêng. Dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định lượng:

  • Nghiên cứu định lượng sẽ liên quan đến lượng và số còn nghiên cứu định tính thì liên quan chủ yếu đến chất và mô tả.
  • Mục đích chính của nghiên cứu định lượng là để đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số và được thể hiện dưới dạng số đo, thống kê.
  • Phương pháp nghiên cứu này bắt buộc phải sử dụng các mô hình kinh tế lượng và mô hình toán.
  • Nghiên cứu định lượng thường được dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua các phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện.
  • Đối với một số biến số có bản chất là định tính (không đếm được) thì việc để có thể thực hiện nghiên cứu định lượng phải lượng hóa biến số.

Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Sau khi phân tích chi tiết về định nghĩa và đặc trưng của 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thì có thể nhận thấy một số điểm khác biệt như sau:

Về mặt định nghĩa

Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận để nhằm tìm cách mô tả và phân tích các đặc điểm của nhóm người và thu thập dữ liệu bằng chữ. Còn nghiên cứu định lượng sẽ thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết các quan hệ theo quan điểm diễn dịch

Về lý thuyết

  • Nghiên cứu định tính theo hình thức quy nạp và tạo ra lý thuyết, sử dụng các quan điểm diễn giải để giải thích quan niệm trong nghiên cứu.
  • Nghiên cứu định lượng chủ yếu là sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận để kiểm chứng lý thuyết, phương pháp này có thể được chứng minh trong thực tế.

Phương hướng thực hiện

  • Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn không cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống), thảo luận nhóm (thảo luận tập trung, thảo luận không chính thức) và quan sát tham dự để thực hiện nghiên cứu.
  •  Nghiên cứu định lượng thì sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến, nghiên cứu đồng đại chéo, nghiên cứu đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian, nghiên cứu trường hợp hoặc nghiên cứu so sánh để thu thập và phân tích dữ liệu.

hinh-anh-so-sanh-nghien-cuu-dinh-tinh-va-dinh-luong-3

Cách chọn mẫu

  • Nghiên cứu định tính sẽ chọn mẫu xác suất: mẫu xác suất tự nhiên, mẫu xác suất chùm, mẫu xác suất hệ thống, mẫu phân tầng, mẫu cụm
  • Nghiên cứu định lượng cũng chọn mẫu xác suất nhưng chỉ gồm có mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng và mẫu cụm

Cách lập bảng hỏi

  • Bảng hỏi của nghiên cứu định tính không cần sắp xếp theo thứ tự và sẽ gồm có các câu hỏi mở, câu hỏi dài, câu hỏi gây tranh luận.
  • Bảng hỏi của nghiên cứu định lượng thì bắt buộc phải theo thứ tự gồm các loại câu hỏi đóng – mở, câu hỏi được soạn sẵn, câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, câu hỏi không gây tranh luận.

Như vậy là Luận Văn 24 vừa gửi đến bạn đọc thông tin về định nghĩa, đặc trưng và sự khác biệt của phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thực hiện nghiên cứu, học tập và làm việc của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Luanvan24.com

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan