Chỉ số ROE là gì? 6 kiến thức bắt buộc phải biết về ROE!

4.7/5 - (6 bình chọn)

Chỉ số ROE là gì? ROE là một chỉ số quen thuộc và không còn xa lạ gì với các nhà kinh doanh. Cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số ROE trong bài viết dưới đây với Luanvan24. 

1. Chỉ số ROE là gì?

Chi-so-ROE-la-gi
Chỉ số ROE là gì?
  • ROE là chỉ số đo lường lợi nhuận thu được trên một phần vốn chủ sở hữu của cổ đông. Chỉ số ROE thể hiện khả năng tận dụng vốn chủ sở hữu cổ đông và sinh lời của mỗi công ty. Nói đơn giản, ROE thể hiện khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty đó. 
  • ROE là viết tắt của Return Of Equity. Tên gọi đầy đủ của chỉ số này là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vậy chỉ số ROE trong chứng khoán là gì? 
  • Trong chứng khoán, chỉ số ROE thường được các nhà đầu tư sử dụng để phân tích các công ty cùng ngành, sau đó mới quyết định có mua cổ phiếu đó hay không. 
  • Chỉ số ROE càng cao, khả năng sử dụng nguồn vốn của công ty càng hiệu quả, từ đó mang đến những lợi nhuận tích cực hơn, nâng giá cổ phiếu lên cao. Và ngược lại. 

2. Ý nghĩa chỉ số ROE 

Đối với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, chỉ số ROE lại có những ý nghĩa riêng. Chỉ số ROE nói lên điều gì? Cùng tìm hiểu cụ thể ngay dưới đây! 

Y-nghia-cua-chi-so-ROE-la-gi
Ý nghĩa của chỉ số ROE là gì?

2.1. Hiệu quả kinh doanh 

  • Trước hết, cùng tìm hiểu ROE thể hiện ý nghĩa gì? Chỉ số ROE thể hiện hiệu quả kinh doanh như thế nào? ROE được hiểu là khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi sử dụng nguồn vốn này hiệu quả chứng tỏ doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh doanh cao
  • Chỉ số ROE cho phép người lãnh đạo có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. Liệu rằng với số vốn như vậy, lợi nhuận có thể được sinh ra là bao nhiêu? Từ đó xác định hiệu quả kinh doanh, đưa ra các phương án chiến lược để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh. 

2.2. Lợi thế cạnh tranh 

  • ROE cũng là một trong những chỉ số thể hiện lợi thế cạnh tranh đối với một doanh nghiệp. ROE ổn định, vững vàng có nghĩa rằng doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, có nguồn vốn dồi dào và hoạt động hiệu quả trên nguồn vốn đó. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường
  • Ngoài ra, khi ROE không ngừng phát triển, đồng nghĩa rằng thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường có thể được mở rộng bằng việc sử dụng vốn hiệu quả và đưa ra các chiến lược bán hàng khác. 

2.3. Công cụ hỗ trợ ra quyết định 

ROE hay còn gọi là lợi nhuận trên vốn đầu tư chủ sở hữu là một công cụ đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư ra quyết định. 

Về phía doanh nghiệp:

  • Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào chỉ số ROE để đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Tương ứng nếu chỉ số ROE dương có nghĩa rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sử dụng vốn hiệu quả. 
  • Tùy từng trường hợp và chiến lược của mỗi doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định điều động nguồn vốn khác nhau nhằm tăng hoặc giảm chỉ số ROE tùy theo mục đích kinh tế. 
  • Không thể phủ định rằng, ROE là chỉ số thể hiện rõ ràng nhất khả năng sử dụng và huy động nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp. Đây có thể được coi là số liệu chính tác động trực tiếp đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. 

Về phía ngân hàng:

  • Ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình huy động vốn của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số ROE sẽ tác động rất lớn đến quyết định của ngân hàng liệu rằng có tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp đó hay không?
  • Nói như vậy có nghĩa rằng, khi ROE dương, doanh nghiệp có khả năng chi trả và đảo vòng vốn, ngân hàng có thể đảm bảo đây là một cuộc đầu tư. Trong trường hợp ngược lại ROE có xu hướng xấu, có thể biến đây thành một món nợ xấu và ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. 
  • Thêm vào đó, các hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp và ngân hàng thường có giá trị rất cao. Vậy nên ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng thông qua các chỉ số ROE và ROA

Về phía nhà đầu tư:

  • Đặc biệt trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư càng cần hiểu biết về các chỉ số ROE, ROA hay ROS để phân tích và đưa ra những quyết định thông minh. 
  • Như đã nói ở trên, ROE có vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán, là con số phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Không phủ định rằng các chỉ số bên cạnh như ROA hay ROS cũng nói lên điều này nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 
  • Để có thể đầu tư hiệu quả, sinh lời và không lỗ, nhà đầu tư cần căn cứ vào các chỉ số để phân tích, tìm ra tình hình hoạt động hợp lý của công ty, từ đó tránh mắc các quyết định đầu tư sai lầm. 

3. Công thức tính 

Cong-thuc-tinh-chi-so-ROE
Cách tích chỉ số ROE

Cách tích chỉ số ROE được thực hiện dựa trên công thức dưới đây:

ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu của cổ đông

Trong công thức này chỉ số ROE là gì đã được giải thích cụ thể trong phần 1 của bài viết. Vậy thu nhập ròng là gì? Vốn chủ sở hữu của cổ đông là gì? 

  • Thu nhập ròng.

Thu nhập ròng được định nghĩa là doanh thu và thuế mà một doanh nghiệp thu được sau một thời gian nhất định. Tùy theo từng mốc thời gian mà doanh nghiệp xác định, con số này có thể khác nhau, thường là 1 tháng hoặc 1 năm. 

Thu nhập ròng được tổng hợp dựa trên báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Các số liệu sẽ được tổng hợp lại, thống nhất và quy đổi ra đơn vị tiền tệ thích hợp. 

  • Vốn chủ sở hữu của cổ đông. 

Vốn chủ sở hữu của cổ đông hay nói cách khác là vốn chủ sở hữu bình quân của cổ đông được tính dựa trên bảng cân đối kế toán. Thời gian tổng kết thường vào đầu kỳ. Khoảng thời gian này cần trùng với khoảng thời gian tính thu nhập ròng

Vốn chủ sở hữu của cổ đông được hiểu là phần còn lại của chủ sở hữu đối với công ty sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Tổng vốn chủ sở hữu của cổ đông bằng tổng tài sản của công ty sau khi đã trừ đi các khoản nợ cần thanh toán. 

ROE là gì? Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, dưới đây là một ví dụ nhỏ về ROE. 

– Ví dụ về chỉ số ROE

Trong khoảng thời gian 1 năm từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, công ty A thu được tổng thu nhập ròng là 200 tỷ Việt Nam đồng. Trong khoảng thời gian đó, vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông tại đầu kỳ là 1500 tỷ và cuối kỳ là 1300 tỷ. 

Cách tính ROE của công ty A trong năm 2020 như sau:

ROE = 200/ 1300 x 100% = 15.38%

Dựa vào chỉ số này, chúng ta có thể hiểu được rằng, với một mức vốn nhất định của cổ đông, thu được lợi nhuận đạt 15.38% so với mức vốn đó. 

Lưu ý, khi tính chỉ số ROE, cần chú ý lựa chọn vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông được tổng kết vào đầu kỳ. 

4. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt ? 

Tầm quan trọng của chỉ số ROE trên thị trường chứng khoán đã được chứng minh trong các phần trên. Vậy chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Đây là câu hỏi lớn đối với rất nhiều người khi tham gia thị trường chứng khoán. 

Chi-so-ROE-nhu-the-nao-la-tot
Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
  • Việc đánh giá chỉ số ROE không nên chủ quan trong một mốc thời gian nhất định. Để có thể đánh giá tốt nhất cần thấy được qua biểu đồ hay qua nhiều chỉ số ROE khác nhau trong cùng chuỗi thời gian. 
  • Đương nhiên, chỉ số ROE dương thể hiện tốt nhất khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có nghĩa rằng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu cổ đông đều đang mang lại lợi nhuận tương đương với ROE, đầu tư sinh lời tương ứng. 
  • Tuy nhiên, chỉ số ROE quá cao cũng không phù hợp. ROE quá cao có thể là kết quả của quá trình chuyển giá của doanh nghiệp. Chỉ số ROE thông thường thược thuộc ngưỡng 10 – 15%.

5. Hạn chế của chỉ số ROE 

Chỉ số ROE có vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính – kế toán của một công ty. Tuy nhiên, chỉ số ROE quá cao cũng thể hiện một số hạn chế nhất định. 

5-han-che-cua-chi-so-ROE
5 Hạn chế của chỉ số ROE

5.1. ROE quá cao 

  • Chỉ số ROE quá cao, vượt xa so với mức bình thường có thể là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này thể hiện lợi nhuận không nhất quán giữa các đợt thực hiện tính toán ROE của doanh nghiệp. Có nghĩa rằng doanh nghiệp hoạt động không ổn định
  • Ngoài ra, chỉ số ROE quá cao có thể là kết quả của việc số công nợ công công ty tăng lên dẫn đến vốn chủ sở hữu cổ đông giảm mạnh, dẫn đến ROE đột biến. Đây có thể coi là một trong những dấu hiệu không lành đối với một công ty. 
  • Cuối cùng, chỉ số ROE quá cao cũng có thể cho thấy rằng công ty đang có thu nhập ròng ở mức âm. Thu nhập ròng âm có nghĩa rằng công ty kinh doanh lỗ dẫn đến các khoản nợ tăng cao và ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu cổ đông. Điều này khiến cho công thức tính ROE không còn phù hợp nữa. 

5.2. Chỉ số ROE âm  

  • Nếu một công ty không ứng dụng hợp lý nguồn vốn, kinh doanh thua lỗ quá lớn có thể dẫn đến việc chỉ số ROE âm. Khi thu nhập ròng âm do kinh doanh không có lãi hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông âm do các khoản nợ trong công ty quá lớn.
  • Chỉ số ROE âm thể hiện hoạt động không hiệu quả của một doanh nghiệp trong thời gian tính ROE. Chính vì vậy, chỉ số ROE âm chính là một trong những dấu hiệu cho thấy sự cần thiết của việc điều tra. ROE âm cũng là một dấu hiệu của hoạt động chuyển giá
  • Tuy nhiên, chỉ số ROE âm không hoàn toàn là có hại đối với doanh nghiệp. Trong hoạt động của một số doanh nghiệp lâu năm và đã ổn định, chỉ số ROE âm có thể xảy ra do quá trình công ty tự mua lại cổ phiếu của mình để tránh việc trả cổ tức và làm giảm vốn chủ sở hữu

Ví dụ:

Một công ty thua lỗ trong thời gian quá dài cần vay một khoản nợ là 500.000 đô la để duy trì. Lúc đó, thu nhập ròng lúc này của doanh nghiệp là – 500.000 đô la. Khoản này cũng được trừ vào vốn sở hữu của của cổ đông và khiến mẫu số nhỏ đi. 

Trong trường hợp nợ quá lớn dẫn đến vốn sở hữu của cổ đông cũng âm, giá trị của ROE sẽ dương nhưng lại quá cao. Nếu chỉ xảy ra một trong 2 trường hợp có thể đem đến giá trị ROE âm. 

Qua ví dụ này có thể thấy rõ, ROE âm thể hiện việc lỗ ròng của công ty đó. 

5.3. Có thể bị sai lệch do mua lại cổ phần 

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng có thể bị sai lệch do quá trình mua lại cổ phần của công ty. Như đã giải thích ở trên, để thúc đẩy chỉ số ROE, các doanh nghiệp có thể tiến hành vay vốn và mua lại cổ phần của công ty mình. 
  • Khi đó, vốn chủ sở hữu của cổ đông sẽ giảm do cần trừ đi khoản nợ được vay để mua cổ phiếu, dẫn đến mẫu số trong công thức tích ROE cực nhỏ và mang đến nhiều sai lệch. 
  • Sai lệch này không chỉ khiến cho chỉ số ROE giả tạo mà còn ảnh hưởng đến nhiều công đoạn tính toán, kế toán và phân tích khác. 
  • Tuy nhiên, ở một số trường hợp cụ thể, đây được coi là giải pháp để doanh nghiệp hạn chế việc trả cổ tức và giảm vốn chủ sở hữu của cổ đông. 

5.4. Sai lệch do loại trừ tài sản vô hình 

  • Tài sản vô hình là gì? Tài sản vô hình được tính là các tài sản không được thể hiện cụ thể bằng tiền mặt hay các tài sản có giá trị khác. Ví dụ như: lợi thế thương mại, bản quyền, bằng sáng chế,… 
  • Công thức ROE được tính toán hoàn toàn dựa trên việc tổng hợp các doanh thu hữu hình, số liệu được tổng hợp cụ thể trong báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán mà không tính đến các tài sản phi vật chất khác. 
  • Từ đó, chỉ số ROE chỉ thể hiện các giá trị lợi nhuận cụ thể dựa trên doanh thu của công ty chứ không xác định chính xác tổng lợi nhuận trên mỗi cổ phần của cổ đông. 

5.5. Bất đồng giữa thành phần hoặc các nhà phân tích

Cuối cùng, việc xác định ROE là gì trong một doanh nghiệp có thể đem đến nhiều sự bất động giữa thành phần hoặc các nhà phân tích tài chính. 

  • Hiểu một cách đơn giản, thu nhập ròng trong công thức tính chỉ số ROE được quy định là thu nhập của doanh nghiệp và thuế. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể được thay thế bằng thu nhập của doanh nghiệp sau thuế hoặc thu nhập ròng khi chưa tính thuế
  • Thêm vào đó, việc tính toán thu nhập ròng hay vốn chủ sở hữu của cổ đông có thể bị ảnh hưởng và gây nhiều tranh cãi trong quá trình tính toán các khoản mục không lặp lại. 

6. So sánh ROE với các chỉ số tài chính khác

ROE có những ý nghĩa và hạn chế nhất định trong việc thể hiện tỉ lệ sinh lời trên từng đô la vốn. Để có thể có cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất về tình hình hoạt động của một trong ty, trong chứng khoán, ROE thường được so sánh với các chỉ số tài chính khác. 

So-sanh-ROE-va-cac-chi-so-tai-chinh-khac
So sánh ROE và các chỉ số tài chính khác

6.1. Chỉ số ROE và ROA

  • ROA (Return of Assets) tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn và sinh lời của mỗi doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn đó. 
  • Cả ROE và ROA đều đánh giá về khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ROA không được đánh giá cao bằng ROE. Vì ROE được tính dựa trên tài sản của công ty sau khi đã khấu trừ các khoản nợ. 
  • Mối quan hệ của ROE và ROA được phân tích dựa trên các hệ số vay nợ. ROA tương ứng với nhau. Nhưng nợ càng ít thì ROE sẽ càng cao. 
  • Tuy nhiên, đây đều là 2 chỉ số quan trọng, cần được cân nhắc trên trường chứng khoán. Thông qua mối quan hệ giữa 2 chỉ số này, các nhà đầu tư có thể tìm ra khả năng chi trả nợ hay hệ số vay nợ của các doanh nghiệp. 

6.2. ROE và tỷ lệ tăng trưởng 

  • Tỷ lệ tăng trưởng (CAGR – Compound Annual Growth Rate) được sử dụng để chỉ tỷ lệ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp thông qua các giai đoạn cụ thể. Tỷ lệ tăng trưởng thường được tính theo đơn vị phần trăm. 
  • Tỷ lệ tăng trưởng càng cao, các nhà đầu tư càng yên tâm về hoạt động này kinh doanh của công ty. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, phát triển nhanh hay phát triển chậm
  • Khác hoàn toàn với ROE. ROE được hiểu là tỷ suất sinh lời dựa trên vốn chủ sở hữu của cổ đông, còn tỷ lệ tăng trưởng là khả năng sinh lời trên toàn bộ tài sản của công ty.  

6.3. ROE và Dupont Analysis

  • Cuối cùng, các thành tố tham gia thị trường chứng khoán cần phân biệt rõ giữa ROE và Dupont Analysis. Được biết rằng ROE được tính bằng công thức DuPont, tuy nhiên chỉ số ROE và Dupont Analysis là hoàn toàn khác nhau. 
  • Dupont Analysis được hiểu là kỹ thuật để phân tích khả năng sinh lời của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Phân tích có thể bao gồm chỉ số ROE hoặc không.
  • Mô hình Dupont (Dupont Analysis) được sử dụng để phân tích kết quả của ROA. Từ đó, so sánh sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh của các công ty, phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian. 
  • ROE hoàn toàn khác với ROA. ROE có thể được coi là một căn cứ phụ giúp quá trình thực hiện mô hình Dupont nhưng không phải một phần của mô hình này. 

Trên đây, Luanvan24 đã chia sẻ với bạn đầy đủ những thông tin, kiến thức về chỉ số ROE trong chứng khoán, giúp bạn trả lời câu hỏi chỉ số ROE là gì? cũng như phân tích những hạn chế, ý nghĩa của chỉ số này. 

Tuy nhiên, việc thực hiện các báo cáo tài chính – ngân hàng cần kết hợp với nhiều chỉ số kinh tế khác đã thể hiện ở trên. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ viết luận văn thuê để giảm tải các công việc này và nhân được kết quả tốt nhất. 

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luận văn 24 qua số điện thoại: 0988 552 424 hoặc qua địa chỉ email: luanvan24@gmail.com

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan