Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một trong những mô hình kinh điển trong hoạch định chiến lược mà các nhà kinh doanh, kinh tế và marketing đều cần biết. Sau hơn 40 năm ra đời, mô hình này vẫn được ứng dụng rất rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dù là sản phẩm hữu hình hay vô hình.
Bài viết sau đây, Luận Văn 24 sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các kiến thức có liên quan đến mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter để bạn có thể nắm vững và vận dụng vào thực tiễn.
Xem thêm:
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được công bố lần đầu tiên vào năm 1979 trên tạp chí Harvard Business Review.
Trong mô hình này, Michael Porter cho rằng tất cả các ngành nghề kinh doanh đều phải chịu tác động của năm yếu tố gọi là năm lực lượng cạnh tranh: nhà cung cấp, đối thủ trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, sản phẩm thay thế và khách hàng.
Ông đã mô hình hóa các yếu tố này để dễ dàng phân tích và đánh giá. Mô hình này cung cấp cho các doanh nghiệp một khung lý thuyết để xây dựng chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận và duy trì hay gia tăng lợi nhuận.
Khi một doanh nghiệp nào đó có ý định mở rộng hay xâm nhập một thị trường mới, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định của doanh nghiệp đó sẽ sử dụng mô hình này để phân tích thị trường xem có tiềm năng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp hay không, để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, ngày nay, do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nên mô hình này còn được sử dụng để nghiên cứu, phát triển sản phẩm hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cũ, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, không kinh doanh thương mại như các cơ quan về an toàn vệ sinh thực phẩm, chống độc, viện dịch tễ trung ương, trung tâm y tế,.. thì mô hình này lại được ứng dụng với mục đích khác, đó là xem xét các doanh nghiệp có lợi dụng, lừa dối công chúng hay không.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Để hiểu rõ hơn về năm lực lượng cạnh tranh của mô hình này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cụ thể từng lực lượng ngay sau đây.
Sức mạnh của nhà cung cấp
Sức mạnh của nhà cung cấp là yếu tố đầu tiên được nhắc đến trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Sản phẩm được tạo nên từ các nguyên vật liệu đầu vào, nên nhà cung cấp có tác động rất lớn tới giá bán sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của doanh nghiệp.
Chỉ cần mỗi nhà cung cấp tăng một chút giá cũng có thể làm cho giá vốn sản xuất của sản phẩm tăng lên đáng kể. Trong khi đó, doanh nghiệp không thể tăng giảm giá bán của sản phẩm một cách tùy tiện theo giá của nhà cung cấp và dĩ nhiên, lúc này doanh nghiệp chỉ còn cách chịu giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc tăng giá vẫn còn có thể giải quyết dễ dàng hơn là các nguyên vật liệu đầu vào bị giảm chất lượng, kéo theo chất lượng của sản phẩm cũng bị giảm theo. Điều này dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp bị mất khách hàng.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có hai cách xử lý đó là phản ánh, thương lượng lại với nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm hoặc là tìm kiếm một nhà cung cấp mới để thay thế. Cả hai cách này đều không phải dễ dàng và mang lại nhiều rủi ro.
Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có ít nhà cung cấp, quyền lực của các nhà cung cấp sẽ càng lớn và việc giải quyết vấn đề sẽ càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Các shop kinh doanh online nhập quần áo từ Quảng Châu, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua đã gặp phải tình huống vô cùng éo le, “tiền mất tật mang” khi mà họ không thể nhận được hàng do lệnh cấm vận và cách ly xã hội của Chính phủ. Đây có thể xem là trường hợp hy hữu nhất khi mà nhà cung cấp của họ quá ít và tập trung chủ yếu ở một vùng.
Sức mạnh của nhà cung cấp được thể hiện cụ thể thông qua các yếu tố sau:
- Số lượng của các nhà cung cấp
- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp
- Mức độ khác biệt của nhà cung cấp
- Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp
- Tác động của các yếu tố đầu vào tới sự khác biệt hóa hoặc chi phí sản xuất sản phẩm
- Số lượng các nhà cung cấp thay thế
- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành
- Sự liên kết của các nhà cung cấp
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong bài luận của mình, hãy tham khảo khảo Dịch vụ viết tiểu luận thuê của Luận Văn 24 – Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thuộc mọi lĩnh vực của chúng tôi sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bạn.
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác so với sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại có khả năng thay thế trong tiêu dùng. Đặc điểm nổi trội của sản phẩm hiện tại được thay thế bởi những điểm riêng biệt khác đến từ các sản phẩm thay thế làm cho khách hàng cảm thấy có hứng thú và đáp ứng được một nhu cầu tiềm ẩn nào đó từ họ.
Ví dụ: Sản phẩm thay thế của bếp gas có thể là bếp điện, bếp từ, … Đối với những gia đình khá giả hơn một chút họ có xu hướng sử dụng bếp điện bởi nó không khói, khả năng gây ra cháy nổ cũng ít hơn rất nhiều so với bếp gas.
Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh được thể hiện ở các yếu tố:
- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm
- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng
- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành
Không một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào không có đối thủ cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được thể hiện qua giá, thị phần, số lượng sản phẩm,..
Ở một thị trường nhỏ hoặc một ngành bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn, sự cạnh tranh có thể bị biến tướng sang thế độc quyền, khi mà quyền lực nằm hết vào tay một doanh nghiệp duy nhất, rất khó để có một doanh nghiệp nào có thể chen chân vào hay uy hiếp đến doanh nghiệp lớn này.
Ví dụ: Lĩnh vực điện lực, Việt Nam chúng ta chỉ cho phép một doanh nghiệp duy nhất là công ty điện lực nhà nước được phép kinh doanh và trong ngành này thế độc quyền thuộc về doanh nghiệp nhà nước.
Áp lực này chủ yếu nhằm phân tích thông tin thị trường với các nội dung như cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng doanh nghiệp cùng ngành, và các sản phẩm đang cung cấp.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh được thể hiện ở:
- Mức độ tập trung của ngành
- Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành
- Chi phí cố định/ giá trị gia tăng
- Tình trạng tăng trưởng của ngành
- Khác biệt giữa các sản phẩm
- Các chi phí chuyển đổi
- Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp chưa tham gia vào ngành nhưng họ có thể là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp trong ngành nếu như họ quyết định lấn sân sang lĩnh vực mới.
Ví dụ: Nếu như Vingroup quyết định kinh doanh mạng di động viễn thông, thì tập đoàn này có thể trở thành đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành này mà hiện này nó đang được thống trị bởi ba thương hiệu phổ biến là Viettel, Vina hay Mobiphone.
Tham khảo:
Tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể gia nhập một ngành mới cần xem xét đến các yếu tố sau:
- Lợi thế về chi phí
- Yếu tố đầu vào
- Chính sách của chính phủ
- Các yêu cầu về vốn
- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh
- Kênh phân phối
- Tính cạnh tranh trong ngành
- Các sản phẩm độc quyền
Sức mạnh khách hàng
Dĩ nhiên rồi, bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào đều cần có khách hàng và họ là những người có quyền lực vô hạn quyết định đến vận mệnh của doanh nghiệp.
Khách hàng ở đây có thể là nhà cung cấp, doanh nghiệp hoặc là khách hàng cuối cùng bởi trong một chuỗi cung ứng nhà cung cấp của doanh nghiệp này sẽ là khách hàng của một mắt xích khác trong cùng hoặc khác chuỗi cung ứng.
Sức mạnh của khách hàng được thể hiện ở:
- Vị thế mặc cả
- Số lượng khách hàng
- Thông tin cung cấp đến khách hàng
- Nhãn hiệu hàng hóa
- Giá bán
- Khác biệt hóa của sản phẩm
- Số lượng thương hiệu sản phẩm
- Hàng hóa thay thế
- Nhu cầu của khách hàng
Trên đây là các kiến thức tổng hợp về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hãy áp dụng chúng một cách thông minh!
Nếu bạn có nhu cầu thuê viết tiểu luận hay muốn được giải đáp thêm về mô hình 5 áp lực cạnh tranh, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0988 55 2424 hoặc qua email luanvan24@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguồn: Luanvan24.com
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.