Mã hóa dữ liệu spss là gì? 10 cách mã hóa dữ liệu spss chính! 

4.9/5 - (7 bình chọn)

SPSS (hay được biết tới Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. Chương trình này thường được ứng dụng trong quá trình thu hoạch kết quả nghiên cứu. Cùng Luận văn 24 tìm hiểu chi tiết về phần mềm SPSS và 10 cách mã hóa dữ liệu trong liệu spss qua bài viết dưới đây.

Một số bài viết liên quan mà bạn có thể cần trong quá trình mã hóa dữ liệu: 

1. Khái niệm 

Để hiểu về cách mã hóa dữ liệu trong SPSS hay cách mã hóa số liệu trong spss trước tiên ta cần hiểu rõ mã hóa dữ liệu là gì và SPSS là gì?

1.1. Mã hóa dữ liệu là gì?

Mã hóa dữ liệu là gì
Mã hóa dữ liệu là gì
  • Mã hóa dữ liệu là hình thức chuyển dữ liệu từ dạng này sang một dạng khác (thường là dạng code). Sau khi mã hóa, chỉ có người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới có thể truy cập và đọc được dữ liệu.
  • Quá trình mã hóa dữ liệu thường dựa trên các thuật toán lồng vào nhau với 1 khóa để mã hóa.
  • Dữ liệu sau mã hóa được gọi là ciphertext, phân biệt với dữ liệu gốc chưa mã hóa là plaintext. 

1.2. Mã hóa dữ liệu trong spss là gì? 

Với những người chưa hiểu rõ và muốn giải đáp băn khoăn spss là gì kèm theo hướng dẫn chạy spss thì đây là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. 

  • Mã hóa dữ liệu SPSS là quá trình chuyển các dữ liệu trong bài khảo sát từ dạng chữ sang dạng dữ liệu bằng số được gắn theo trật tự đã được quy ước nhất định.
  • Mục đích chính của việc mã hóa dữ liệu trong SPSS là giúp dễ dàng sắp xếp và phân tích các dữ liệu.
  • SPSS có khả năng thực hiện được mọi bước trong các phân tích thống kê. Vì lẽ đó, rất nhiều người làm trong lĩnh vực nghiên cứu đã và đang sử dụng chương trình SPSS. 
  • Tuy nhiên, quá trình chạy spss này thì không phải ai cũng áp dụng nó được 1 cách thành tạo và không bị sai sót. Vì thế, nếu như bạn cần hỗ trợ SPSS, Hãy liên hệ ngay tới Luận văn 24 – đơn vị uy tín hàng đầu với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành. 

2. Hướng dẫn Cách Mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 

  • Cách mã hóa biến trong spss: Với tính năng mã hóa dữ liệu SPSS, người sử dụng có thể mã hóa lại một biến đã có sẵn và lập một biến mới bao gồm giá trị đã được mã hóa lại.
  • Biến mới có thể được mã hóa theo kiểu số hoặc kiểu ký tự
  • Người sử dụng có thể chuyển biến số sang biến kiểu chuỗi ký tự và ngược lại trong chương trình SPSS.
  • Để mã hóa lại nhiều biến một lúc, các biến phải được mã hóa dưới cùng một dạng ( dạng số hoặc dạng chuỗi ký tự)
  • Để thực hiện mã hóa dữ liệu vào một biến mới ta vào Transform => Recode => Into Different Variables… và màn hình hiện ra hộp thoại: 
Hinh-minh-hoa-ma-hoa-du-lieu-spss-vao-bien-moi-1
Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 1

Ví dụ: Mã hóa lại các giá trị trong biến tuổi thành các khoảng tuổi: =< 14, 14- 24, 24-45, 45-60, >60 và đặt lại trong biến mới có tên TuoiMoi

Bước 1 – mã hóa dữ liệu spss

Chọn từ khung bên trái biến Tuoi để đưa vào khung Variable phía bên phải.

Bước 2

Trong khung Output Variable, tiến hành đặt tên biến mới ở mục Name và chọn change để hoàn tất việc thay đổi 

Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 2
Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 2

Bước 3

Chọn mục Old and New Values để tiến hành quy định cách mã hóa biến Tuổi như hình dưới đây:

Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 3
Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 3

Bước 4 – Cách mã hóa biến trong spss

Để phân khoảng mã hóa, người sử dụng chọn nút Range trong Old Value để thiết lập khoảng, các giá trị mã hóa mới trong New Value và ấn nút Add. Sau đó chuyển cách mã hóa vào khung Old => New: như hình dưới đây

Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 4
Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 4

Bước 5

Khi màn hình hiện ra hộp thoại sau ta ấn Continue và ấn OK.

Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 5
Hình minh họa mã hóa dữ liệu spss vào biến mới 5

3. 3 cách mã hóa dữ liệu sang một biến khác

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cách thức mã hóa dữ liệu trong SPSS, Luận văn 24 xin giới thiệu tới bạn đọc 3 cách mã hóa dữ liệu thành biến khác:

  • Mã hóa giá trị đơn lẻ
  • Mã hóa một phạm vi nhất định
  • Mã hóa dữ liệu thành 2 loại 

3.1. Mã hóa spss – giá trị đơn lẻ 

Tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu chi tiết hơn về mã hóa giá trị đơn lẻ:

Ví dụ: Bảng ghi lại số lần chạy của 5 vận động viên đánh bóng trong trận đấu cấp quốc gia. Mã hóa dữ liệu để các vận động viên ném bóng được xếp thứ tự theo số lần chạy của họ, với vận động viên ném bóng có số lần chạy cao nhất được mã hóa là “1” và vận động viên đánh bóng có số lần chạy thấp nhất được mã hóa là “5”.

Bước 1: Nhập dữ liệu vào Trình chỉnh sửa dữ liệu thống kê SPSS và đặt tên biến là “Lượt chạy”. (Hãy nhớ rằng kết quả của mỗi cá nhân nằm trên một dòng (hàng) riêng biệt trong Thống kê SPSS.)

Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 1
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 1
  • Bước 2: Chọn Transform > Recode Into Different Variables trong menu trên cùng.
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 2
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 2
  • Bước 3: Bạn cần đánh dấu biến “ Lượt chạy” trong hộp bên trái bằng cách nhấp vào nó và sau đó nhấp vào nút của SPSS để di chuyển nó đến hộp Numeric Variable -> Output Variable
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 3
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 3
  • Bước 4: Trong mục Output Variable người dùng cần đặt tên và nhãn cho biến mới. Trong ví dụ này, chúng tôi đã đặt tên và nhãn cho biến mới là “Xếp hạng số lượt chạy”
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 4
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 4
  • Bước 5: Nhấp vào nút Change 
  • Bước 6: Sau đó hộp Numeric Variable -> Output Variable sẽ hiển thị thay đổi vừa thực hiện.
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 5
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 5
  • Bước 7: Bấm vào nút Old and New Values 
  • Bước 8: Nhập điểm đầu tiên (120) vào hộp Value trong Old Value và đặt mã mới của “1” trong New Value
  • Bước 9: Nhấp vào nút Add.
  • Bước 10: Lặp lại cho tất cả các giá trị khác
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 6
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 6
  • Bước 11: Bấm vào nút Continue
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 7
Hình minh họa mã hóa giá trị đơn lẻ 7
  • Bước 12: Trở lại màn hình trước đó và nhấp vào nút OK để hoàn tất

3.2. Mã hóa một phạm vi giá trị nhất định – mã hóa spss

Tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu chi tiết hơn về mã hóa một phạm vi giá trị nhất định:

Ví dụ: Dữ liệu đưa ra dưới đây đại diện cho điểm của 10 học sinh trong một bài kiểm tra cuối kỳ. Giải mã dữ liệu cho mã “1” cho điểm từ 75 – 100, mã 2 cho điểm 61 – 74, mã 3 cho điểm từ 41 – 60 và mã 4 cho điểm từ 0 – 40.

Bước 1:Nhập dữ liệu vào Trình chỉnh sửa dữ liệu thống kê SPSS và đặt tên cho biến là “Điểm”. Hãy nhớ rằng kết quả của mỗi cá nhân nằm trên một dòng (hàng) riêng biệt trong Thống kê SPSS.

Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 1
Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 1

Bước 2: Nhấp vào Transform > Recode Into Different Variables… ở menu trên cùng.

Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 2
Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 2

Bước 3: Chuyển biến bạn muốn mã hóa lại bằng cách chọn nó và nhấn nút SPSS, đồng thời đặt tên và nhãn cho biến mới.

Ví dụ đặt tên cho biến mới là “Điểm” và nhãn “Điểm mới” như được hiển thị bên dưới:

Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 3
Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 3

Bước 4: Nhấp vào nút Change SPSS.

Bước 5: Bấm vào nút Old and New Values 

Nhập phạm vi đầu tiên của “75 – 100” vào hộp Range: trong vùng Old Value và đặt mã mới thành “1” vào hộp Giá trị New Value 

Bước 6: Nhấp vào nút Add 

Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 4
Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 4

Bước 7: Lặp lại cho tất cả các giá trị khác.

Bước 8: Bấm vào nút Tiếp tục.

Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 5
Hình minh họa mã hóa một phạm vi giá trị nhất định 5

Bước 9: Nhấp vào nút OK. 

Ngoài ra, bạn đọc đang sử dụng SPSS và muốn thành thạo ứng dụng T-Test, tham khảo ngay bài viết t-test là gì tại Luận văn 24- đơn vị chuyên hỗ trợ chạy SPSS với giá thành tối ưu hàng đầu trên thị trường hiện nay.

3.3. Mã hóa dữ liệu thành 2 loại

Tham khảo ví dụ dưới đây để hiểu chi tiết hơn về mã hóa dữ liệu thành 2 loại:

Ví dụ: Dữ liệu xếp hạng độ hài lòng trên 10 đối với dịch vụ mới do một công ty cung cấp. Công ty muốn đánh giá tất cả những người đã phản hồi bằng cách đánh giá trên 5 là mã “Đạt yêu cầu” và những người dưới 5 là mã “Không đạt yêu cầu”.

Bước 1: Nhập dữ liệu vào Trình chỉnh sửa dữ liệu thống kê SPSS và đặt tên cho biến là “Xếp hạng”. Hãy nhớ rằng kết quả của mỗi cá nhân nằm trên một dòng (hàng) riêng biệt trong Thống kê SPSS.

Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 1
Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 1

Bước 2: Nhấp vào Transform > Recode Into Different Variable… ở menu trên cùng.

Bước 3: Chuyển biến bạn muốn mã hóa lại bằng cách chọn nó và ấn , đồng thời đặt tên và nhãn cho biến mới. Trong ví dụ này, chúng tôi đã đặt tên cho biến mới là “NRatings” và nhãn “Bảng xếp hạng mới” 

Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 2
Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 2

Bước 4: Nhấp vào nút Nút Change

Bước 5: Bấm vào nút Old and New Values Button.

Bước 6: Nhập giá trị của “5” vào hộp Range, LOWEST đến value: trong vùng Old Value và đặt mã mới thành “1” vào hộp Value: trong vùng New Value. Nhấp vào hộp kiểm Output variables are strings để loại trừ các giá trị không phải là dãy số

Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 3
Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 3

Bước 7: Nhấp vào nút

Bước 8: Nhập giá trị của “6” vào ô Range, giá trị đến HIGHEST: trong vùng Old Value và đặt mã mới thành “1” vào ô Value: trong vùng New Value.

Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 4
Hình minh họa mã hóa dữ liệu thành 2 loại 4

Bước 9: Nhấp vào nút Add 

Bước 10: Bấm vào nút Continue và sau đó nhấn nút OK

4. Hướng dẫn 4 Cách mã hóa dữ liệu trong spss – Dạng câu hỏi định tính

Việc sử dụng công cụ mã hóa dữ liệu trong SPSS sẽ giúp việc thu thập các khảo sát dạng câu hỏi định tính trở nên dễ dàng, nhanh chóng và dễ kiểm soát hơn. Cùng tham khảo 4 cách mã hóa dữ liệu trong SPSS không nên bỏ qua:

4 Cách mã hóa dữ liệu trong spss - dạng câu hỏi định tính
4 Cách mã hóa dữ liệu trong spss – dạng câu hỏi định tính

4.1. Câu hỏi định tính 1 câu trả lời 

  • Câu hỏi định tính 1 câu trả lời là các câu hỏi gồm 2 đáp án. Trong đó người làm khảo sát chỉ được chọn 1 đáp án. Điển hình với các câu hỏi liên quan giới tính. 
  • Ở bước tạo khuôn dữ liệu Variable View, đối với câu hỏi định tính một trả lời, các bạn chỉ tạo 1 biến cho 1 câu hỏi. 
  • Lưu ý: Với dạng câu hỏi định tính một trả lời có 3 yếu tố cần quan tâm:

Số biến: Một câu hỏi tương ứng với 1 biến

Giá trị (Values): Mỗi lựa chọn trong đáp áp tương ứng với một giá trị

Thang đo (Measure): Thường là Nominal

4.2. Câu hỏi định tính nhiều câu trả lời 

  • Đối với câu hỏi nhiều trả lời, người tạo khảo sát sẽ đưa ra các lựa chọn cho người làm khảo sát lựa chọn. Người làm khảo sát có thể chọn một hoặc nhiều đáp án.
  • Ví dụ: Anh/chị yêu thích loại nước ngọt nào:

Sting

Coca

Pepsi 

Bò húc

Ở bước tạo khuôn dữ liệu Variable View, câu hỏi này có 4 đáp án, mục Values các bạn nhập 4 giá trị tương ứng với 4 đáp án.

4.3. Câu hỏi định tính mở 

  • Câu hỏi định tính mở là dạng câu hỏi không có các đáp án lựa chọn sẵn, người làm khảo sát cần tự điền đáp án của bản thân.
  • Ví dụ: Nêu 3 ưu điểm của bạn trong công việc
  • Người làm khảo sát sẽ tự đưa ra các ưu điểm của bản thân, các ưu điểm này có thể trùng hoặc khác với các ứng viên khác.
  • Từ các ưu điểm người làm khảo sát liệt kê, các chương trình, phần mềm sẽ phân tích những ưu điểm tương đồng, khác nhau và gom vào các nhóm nhỏ.
  • Sau đó, người thu thập khảo sát có thể sử dụng chương trình SPSS để liệt kê, gán cho mỗi nhóm 1 ᴠalue giống như câu hỏi đóng, chuуển câu hỏi mở thành câu hỏi có đáp án giới hạn.

4.4. Câu hỏi thứ tự xếp hạng 

  • Câu hỏi thứ tự xếp hạng là các câu hỏi có mục đích thu thập các thông tin xếp hạng dựa trên các tiêu chí được định sẵn từ đánh giá của người được khảo sát.
  • Ví dụ: Xếp hạng mức độ yêu thích của bạn với các hãng nước lọc đóng chai sau: Aquafina, Lavie, Wami

Số 1:

Số 2:

Số 3:

  • Sau khi thu thập dữ liệu, người thu thập dữ liệu sử dụng SPSS cần lập: Cột Values có 3 giá trị tương ứng với xếp hạng 3 mức độ yêu thích của người được khảo sát.
  • Chương trình sẽ xử lý số liệu và cho người khảo sát biết thông tin cụ thể, ví dụ như loại nước lọc đóng chai được yêu thích nhất.

5. Cách mã hóa dữ liệu spss – dạng câu hỏi định lượng mở 

Cach-ma-hoa-du-lieu-spss-dang-cau-hoi-dinh-luong-mo
Cách mã hóa dữ liệu spss – dạng câu hỏi định lượng mở
  • Dạng câu hỏi định lượng mở có hình thức câu hỏi tương tự câu hỏi định tính mở. Tuy vậy đáp án sẽ là con số thay vì văn bản.
  • Ví dụ: Anh/ chị điền vào chỗ trống các câu hỏi dưới đây: Cân nặng của bạn là: ….. kg
  • Với ví dụ trên, người được khảo sát sẽ tiến hành điền con số vào ô trống. Số đáp án gần như vô hạn. Nếu bạn đang mong muốn lấy số cân nặng phục vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho hãng thời trang, bạn có thể giới gian (min, max) cho số cân nặng của người khảo sát.

Với bạn đọc muốn ứng dụng SPSS thành thạo hơn và đang quan tâm tới EFA là gì, vui lòng truy cập website: Luận văn 24 để tham khảo chi tiết bài viết. 

Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp tới bạn đọc các thông tin liên quan chương trình SPSS và 10 cách mã hóa dữ liệu spss.. Với bạn đọc còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, liên hệ ngay Luận Văn 24 qua hotline 0988 55 2424 hoặc website: luanvan24.com để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giúp đỡ trực tiếp.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan