Xuất khẩu là gì? Khái niệm và vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế

4.4/5 - (7 bình chọn)

Xuất khẩu là gì? Xuất khẩu có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế. Đây tuy là một khái niệm rất quen thuộc đối với lính vực kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu rõ được khái niệm và tầm quan trọng của xuất khẩu. Cùng Luận Văn 24 giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-5

1. Khái niệm xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập[1] khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. ( Nguồn: vi.wikipedia.org)

Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái

  • Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.
  • Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quy đổi về tiền trong nước trở nên cao hơn.

2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế

2.1. Đóng góp của Xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế

Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu là cách mang ngoại tệ lớn nhất về cho đất nước, bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị tường tiêu thụ, quy mô sản xuất, từ đó giúp nên kinh tế tăng trưởng.

Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-2

2.2. Hoạt động xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hoá các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác và gặp phải sự cản trở quyết liệt của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra.

Vì vậy để tồn tại, đứng vững và phát triển được thì các nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá nước mình nhằm đứng vững, phát triển trên thị trường và chống trả được sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá các nước khác.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ làm tiểu luận, luận văn ngành kinh tế,  tài chính. Nếu bạn bận rộn không có thời gian để hoàn thành hay gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành bài luận, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề. Với kinh nghiệm và đội ngũ trình độ cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhất.

2.3. Xuất khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế. Trong đó hoạt động xuất khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thật vậy kể từ khi Đảng và Nhà nước ta phát triển nền kinh tế dựa trên mô hình hướng về xuất khâủ kếp hợp song song với mô hình thay thế nhập khẩu đã và đang làm cho cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực và nó làm cho cơ cấu kinh tế của nước chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và khu vực.

Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau:

  • Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài
  • Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà các nước khác cần, điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có điều kiện phát triển thuận lợi.
  • Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
  • Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước.Nói cách khác xuất là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta.
  • Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng hạ giá thành.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-3

2.4. Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt,trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hoá thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế…. đến lựơt nó chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng xuất khẩu.

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền  kinh tế thế giới và khu vực.

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn nhập khẩu có thể sử dụng từ các nguồn:

  • Liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta
  • Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ
  • Xuất khẩu sức lao động

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-4

Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… cũng phải trả bằng cách này hay cách khác để nhập khẩu nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nhập khẩu.

Trên đây là bài viết tham khảo cung cấp kiến thức đầy đủ để bạn hiểu được khái niệm xuất khẩu là gì và vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kì ý kiến thắc mắc xin liên hệ qua hotline 0988 55 2424 của Luận Văn 24 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giúp đỡ.

Nguồn: Luanvan24.com

4/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan