Vai trò của lao động với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – update 2022

4.7/5 - (3 bình chọn)

Lao động là gì? Vai trò của lao động có ảnh hưởng như thế nào đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một Quốc gia. Hãy cùng Luận văn 24 tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề trên trong bài viết ngày hôm nay nhé.

hinh-anh-vai-tro-cua-lao-dong-1
Vai trò của lao động

1. Lao động là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Lao động là sử dụng sức lao động để tạo ra thứ gì đó.

Trong quá trình lao động con người vận dụng sức mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có ích cho đời sống của mình.

Vì thế vai trò của lao động là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống con người. Lao động là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Ngoài ra, vai trò của lao động còn là sự thúc đẩy xã hội không ngừng sáng tạo, đổi mới và phát triển.

Lao động giúp con người làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình, không bị phụ thuộc. Lao động còn mang đến niềm vui, tiếng cười, giúp con người hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, từ đó biết cách trân trọng cuộc sống, và sống hạnh phúc hơn.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lao động

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động 

  • Dân số 

Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng nước; trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ. 

Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung, các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp; ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao.

Mức tăng dân số bình quân của thế giới hiện nay là 1,8%, ở nước châu Âu thường ở dưới mức 1%, trưởng khi đó ở các nước châu á là 2%-3%và các nước châu Phi là 3-4%. Hiện nay ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trưởng khi phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của nhân dân không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trưởng việc giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển. 

hinh-anh-vai-tro-cua-lao-dong-2
  • Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trưởng độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trưởng nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trưởng độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi) 

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ lao động trưởng nền kinh tế và có vai trò quan trưởng trưởng thống kê thất nghiệp. 

  • Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp 

Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế. 

Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà tác động cả về khía cạnh xã hội. 

Theo cách tính thông thường tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ % giữa tổng số người thất nghiệp và tổng số nguồn lao động. Nhưng đối với các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp này phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động cha sử dụng hết.

Theo thống kê thất nghiệp ở các nước đang phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì họ cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhận mọi việc nếu có.

  • Thời gian lao động 

Thời gian lao động thường được tính bằng: số ngày làm việc/năm;số giờ làm việc /năm; số ngày làm việc/tuần; số giờ làm việc/tuần hoặc số giờ làm việc/ngày. Xu hướng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao.

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận văn, hãy liên hệ Dịch vụ tư vấn hỗ trợ viết thuê luận văn của Luận văn 24 – Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tìm hiểu thêm về dịch vụ viết thuê luận văn TẠI ĐÂY

hinh-anh-vai-tro-cua-lao-dong-3

 

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động

Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động, quản trị nguồn nhân lực tốt hơn

Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ.

Bằng trực giác, mọi người có thể nhận thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập. Mặc dù không phải tất cả những người, ví dụ nh đã tốt nghiệp hết cấp III có thu nhập cao hơn những người mới chỉ tốt nghiệp cấp I, nhưng đa số là như vậy, và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều. Nhưng để đạt được trình độ nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí của gia đình và quốc gia. Đó chính là khoản chi phí đầu tư cho con người. 

Các nước đang phát triển giáo dục được được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho mọi người. 

Kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Công nghiệp thay đổi càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức.

Giống như giáo dục, sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trưởng khi đang làm việc.

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trưởng tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trưởng. Những khoản chi cho sức khoẻ còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động.

Có thể bạn quan tâm đến Hoạch định nguồn nhân lực
hinh-anh-vai-tro-cua-lao-dong-4

 

3. Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế

  • Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển kinh tế

Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.

Sự phát triển kinh tế suy cho đến cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.

  • Lao động với tăng trưởng kinh tế 

Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ người lao động và sự kết hợp giữa lao động và các yếu tố đầu vào khác.

Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung qua mức tiền công của người lao động. Khi tiền công của người lao động tăng có nghĩa chi phí sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng tăng. Đây cũng được coi như 1 cách để tạo động lực cho người lao động.

Ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là thấp, do đó ở những nước này lao động cha phải là động lực mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của người lao động trưởng phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ.

 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các kiến thức xoay quanh vấn đề về lao động cũng như vai trò của lao động đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 0988 55 2424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Luanvan24.com

2/5 (3 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan