Theo như một thống kê gần đây, thì có khoảng 50% các bạn gặp khó khăn trong quá trình viết kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục. Hầu hết các bạn đều tìm kiếm sự giúp đỡ từ các trang mạng xã hội. Hiểu được điều đó, Luận văn 24 đã tổng hợp và chia sẻ cho các bạn cách làm một bài luận văn giáo dục học hoàn chỉnh nhất! Hãy cùng xem nhé!
- 1. Kết cấu sơ bộ
-
2. Kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục chi tiết
-
2.1. Phần trình bày tóm tắt
- 2.1.1. Lời cam đoan trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.1.2. Lời cảm ơn trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.1.3. Danh mục ký hiệu, viết tắt trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.1.4. Danh mục bảng biểu trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.1.5. Danh mục biểu đồ trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.2. Phần mở đầu trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.3. Kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.4. Kết luận và kiến nghị trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- 2.5. Tài liệu tham khảo
-
2.1. Phần trình bày tóm tắt
- 3. Những lưu ý khi trình bày kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
1. Kết cấu sơ bộ
Về cơ bản, kết cấu một bài luận văn thạc sĩ giáo dục sẽ gồm các phần như sau:
- Mở đầu:
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đóng góp của đề tài
Kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục học
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Quá trình nghiên cứu và bàn luận
- Chương 3: Đề xuất giải pháp
- Kết luận
2. Kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục chi tiết
2.1. Phần trình bày tóm tắt
2.1.1. Lời cam đoan trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Lời cam đoan luận văn thạc sĩ giáo dục như một lời hứa của tác giả. Nó tạo niềm tin và sự trung thực cho tác phẩm của mình.
- Lời cam đoan nằm ở đầu bài luận hoặc cuối bài luận. Nếu nằm ở đầu bài thì phải đặt trước lời cảm ơn.
- Lời cam đoan thường xưng “tôi”. Ví dụ:
“Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài A là hoàn toàn minh bạch. Các thông tin được trích nguồn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc không có sự trung thực, minh bạch trong quá trình sử dụng thông tin.”
2.1.2. Lời cảm ơn trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Lời cảm ơn là sự bày tỏ thái độ biết ơn của bạn đối với các thầy cô đã giúp đỡ mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
- Việc thêm lời cảm ơn vào bài luận sẽ ghi ấn tượng tốt với ban giám khảo. Ví dụ:
“Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường đại học X đã đưa môn học A vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên B đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy C đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu bài luận… Do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!”
Lời cảm ơn ở đầu bài luận sẽ cho thấy bạn là một người thật thà, tử tế, có lòng biết ơn.
2.1.3. Danh mục ký hiệu, viết tắt trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Không nên lạm dụng để viết tắt quá nhiều.
- Nếu có quá nhiều từ viết tắt thì nên có bảng danh mục các từ viết tắt, để người đọc dễ dàng tìm thấy từ viết tắt và bài luận cũng đạt kết quả cao hơn.
2.1.4. Danh mục bảng biểu trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Nếu bài luận văn thạc sĩ giáo dục của bạn sử dụng nhiều bảng biểu thì cũng nên có một bảng ghi chú gồm STT, Tên bảng biểu, Số trang, để tiện cho việc theo dõi và tìm kiếm thông tin trong bài luận văn.
- Lưu ý khi dùng bảng số liệu từ các nguồn khác nhau thì cần ghi đầy đủ nguồn, tên tác giả, trang web sử dụng, năm nghiên cứu,..
2.1.5. Danh mục biểu đồ trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Cũng giống như danh mục ký hiệu và bảng biểu, danh mục biểu đồ bạn cũng nên có chú thích rõ ràng, có bảng thống kê số lượng biểu đồ đã sử dụng.
- Nếu biểu đồ do bạn tự nghiên cứu và thiết kế thì không cần ghi nguồn. Còn nếu sử dụng biểu đồ từ trang web khác thì bắt buộc phải có nhé.
Bạn đang làm luận văn mà chưa biết nên bắt đầu từ đầu? Xem ngay luận văn thạc sĩ giáo dục mầm non tại đây nhé!
2.2. Phần mở đầu trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Mỗi mục tiêu nghiên cứu sẽ có những câu hỏi phải làm gì để đạt được những yêu cầu đã đề ra. Một vấn đề có thể có một hoặc nhiều câu hỏi.
- Câu hỏi phải mang tính quy luật; có cơ sở thực tiễn; có yếu tố, phạm vi rõ ràng; câu hỏi phải nằm trong phạm vi trả lời được.
- Câu hỏi nghiên cứu thường sẽ mở đầu bằng các cụm từ “Cái gì?”; “Như thế nào”;… Tránh sử dụng cụm từ “Tại sao” vì như vậy sẽ thể hiện tác động nguyên nhân – kết quả.
2.2.2. Giả thuyết khoa học
- Giả thuyết nghiên cứu là những nhận định sơ bộ, suy đoán khoa học, kết luận giả định về một bản chất sự vật, sự việc của người nghiên cứu đưa ra và trả lời cho câu hỏi hay vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học, để chứng minh giả thuyết đó hoặc bác bỏ nó.
- Để có một giả thuyết khoa học hay, bạn cần xác định chuẩn loại hình nghiên cứu và đưa ra phán đoán. Lưu ý trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, tranh lan man, gây khó hiểu cho người đọc.
2.2.3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu đề tài luận văn chính là cái đích mà đề tài hướng đến.
- Mục đích phải chính đáng, sát với hiện thực cuộc sống thì bài luận mới đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn và được đánh giá cao.
2.2.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng là chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi cái gì, hiện tượng gì, thực trạng gì,…
- Khách thể là chỉ người, trả lời cho câu hỏi ai, người đó ảnh hưởng như thế nào tới đề tài nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu là 2 nội dung cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu. Vì vậy, các thông tin nghiên cứu này cần được nhắc đến ngay khi ta nói về đề tài nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể phù hợp với đề tài thì kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục học mới được chú ý tới.
2.2.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu sẽ chia theo 2 khía cạnh:
- Không gian: bạn không thể nào đưa hết các dữ liệu trong cả nước vào bài luận được, như vậy bài luận sẽ không có chiều sâu. Tốt nhất ta nên chọn một phạm vi cụ thể như trong 1 trường đại học, một địa phương, một tỉnh,…
- Nội dung: 1 vấn đề cũng sẽ có nhiều mặt và được mọi người nhìn nhận theo nhiều yếu tố tác động tới vấn đề đó, nhưng bạn cũng chỉ nên chọn một nhánh trong đề tài thôi, để thuận tiện cho việc nghiên cứu nhất. Chẳng hạn như vấn đề an toàn thực phẩm rất rộng, nhưng ta chỉ chọn 1 ý nhỏ trong đó là “Đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non”.
Đối tượng và khách thể là 2 yếu tố quan trọng, không thể quên.
2.2.6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu là những mục tiêu mà bạn cần phải làm trong suốt quá trình phát triển bài luận văn.
- Nhiệm vụ càng nhiều thì bài luận càng chi tiết, có chiều sâu, mang tính mới mẻ.
2.2.7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ chính là công cụ, giải pháp, hướng đi, là yếu tố quyết định sự thành công của bài nghiên cứu.
- Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích – tổng hợp, quy nạp – diễn giải, so sánh, liệt kê, lịch sử, logic, thống kê số liệu,… Và tùy vào mỗi cá nhân, tùy vào cách tiếp cận đề tài mà người viết chọn cho mình những phương pháp nghiên cứu khác nhau.
- Phương pháp nghiên cứu là bắt buộc phải có.
2.2.8. Những đóng góp của đề tài
Đây là những giá trị mà đề tài đem lại cho người đọc, vì vậy bạn cần chỉ ra hết những ưu điểm mà bài viết của bạn có.
- Về mặt khoa học: cần chỉ ra những đóng góp về mặt cơ sở, lý luận mà bài luận văn của bạn mang lại.
- Về mặt thực tiễn: cần chỉ ra những lợi ích đối với các đối tượng nghiên cứu như thực trạng họ gặp phải, giải pháp khắc phục,…
- Ngoài ra, nếu bài luận có phát hiện mới thì bạn cũng nên đưa vào phần này. Chính điều này sẽ làm nên sự khác biệt cho bài luận của bạn, đó mới thực sự là đóng góp to lớn.
Bạn cần tìm kiếm những mẫu luận văn thạc sĩ giáo dục mới mẻ nhưng tìm hoài không thấy? Hiểu được điều đó, chúng mình có đem đến cho bạn các bài luận văn thạc sĩ giáo dục thể chất hay nhất rồi đây!
2.3. Kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
Chương này hệ thống hóa và trình bày các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận điểm khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu. Có nhiều cách kết cấu và cấu trúc khác nhau chẳng hạn kết cấu và cấu trúc như sau:
Khái niệm về đối tượng nghiên cứu
Nội dung
Đặc điểm
Vai trò
Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng
Bài học kinh nghiệm từ trong và ngoài
- CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu
Đây là phần quan trọng nhất, đó là việc sử dụng các dữ liệu thống kê kết hợp với điều tra khảo sát để phân tích theo các tiêu chí thích ứng, nhằm rút ra những kết quả, bất cập và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng cho các đề xuất (giải pháp).
- CHƯƠNG 3: Đề xuất giải pháp
Dự báo về thuận lợi và khó khăn của giải pháp
Định hướng và các quan điểm
Các giải pháp
Các khuyến nghị
Kết luận chung
2.4. Kết luận và kiến nghị trong kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Kết luận: trình bày những phát hiện mới, những kết quả rút ra từ nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu, không cần thêm lời bàn luận.
- Kiến nghị: đề xuất những giải pháp với chính phủ về những ứng dụng vào thực hành và các định hướng nghiên cứu tiếp theo từ các kết luận của nghiên cứu.
Nếu phạm vi nghiên cứu đề tài nhỏ thì nên đặt tiêu đề là Gợi ý chính sách.
2.5. Tài liệu tham khảo
- Tất cả những số liệu, trích dẫn, bảng biểu, biểu đồ bạn sử dụng trong bài nghiên cứu nên cho vào phần tài liệu tham khảo, để thể hiện sự tôn trọng công sức của người khác.
- Việc sắp xếp tài liệu tham khảo cũng cần có quy tắc:
Tài liệu tham khảo trong nước trước, sau mới đến tài liệu nước ngoài, cuối cùng là tài liệu trên internet.
Chú thích tài liệu theo thứ tự: Tên tác giả – Tên sách, công trình nghiên cứu – Nhà xuất bản – Năm xuất bản.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện bài luận văn của mình thì Luận văn 24 – một đơn vị chuyên về dịch vụ viết thuê luận văn thạc sỹ chất lượng, giá cả hợp lý và đặc biệt là đảm bảo tốc độ cùng sự bảo mật tốt nhất. Bạn có thể yên tâm và tin tưởng chúng tôi. Hãy liên hệ hotline 0988 55 2424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
3. Những lưu ý khi trình bày kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục
- Trình bày phải sạch đẹp, rõ ràng, logic. Cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ phải đồng đều, thống nhất.
- Thứ tự trình bày như các phần giống như thứ tự mà Luận văn 24 đã chia sẻ ở trên. Tiêu đề mỗi phần cần in đậm, cỡ chữ to để người đọc dễ dàng quan sát, theo dõi nội dung.
- Cần rà soát lại bài luận khi làm xong để không thiếu sót một phần nào.
Như vậy, Luận văn 24 đã chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm về kết cấu luận văn thạc sĩ giáo dục chuẩn chỉnh nhất. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ hãy liên hệ với Luận văn 24 ngay nhé! Chúng mình sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn!
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.