Ngôn ngữ hiện đang là một xu hướng mà học sinh, sinh viên hiện nay lựa chọn theo học rất nhiều. Vậy làm sao để có thể hoàn thiện một bài luận văn thạc sĩ ngoại ngữ hoàn chỉnh? Bài viết này là sự lựa chọn tối ưu hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ đầy đủ từng phần để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung và thực hiện. Theo dõi ngay!
- 1. Bố cục cơ bản về luận văn thạc sĩ ngoại ngữ
-
2. Nội dung chính của đề tài thạc sĩ ngoại ngữ
- I. Lời nói đầu (Introduction)
- II. Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lý luận (Literature Review and Theoretical Background)
- III. Phương pháp nghiên cứu (Research Methods)
- IV. Về mặt hạn chế của đề tài ( Limitation of the study)
- V. Kết cấu luận văn dự kiến ( Organisation of the study)
- VI. Kế hoạch nghiên cứu (Timeline of the study)
- VII. Tài liệu tham khảo (References)
- 3. 5 lưu ý khi trình bày bài thạc sĩ ngoại ngữ
- 4. Yêu cầu bắt buộc trong luận văn thạc sĩ ngoại ngữ
- 5. Mẫu luận văn thạc sĩ ngoại ngữ chuẩn chỉnh
1. Bố cục cơ bản về luận văn thạc sĩ ngoại ngữ
Bìa chính (Main cover)
Bìa phụ (Side cover)
Lời cam đoan (Promise)
Tóm tắt luận văn (Dissertation summary)
Mục lục luận văn (Thesis table of contents)
Danh mục ký hiệu, viết tắt (Nếu có) (List of symbols, abbreviations)
Danh mục bảng (Nếu có) (List of Table)
Danh mục hình (Nếu có) (List of pictures)
Danh mục phụ lục (Nếu có) (List of appendices)
Chương 1: Mở đầu – Lý do chọn đề tài
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết luận
Tài liệu tham khảo (References)
Phụ lục (Nếu có) (Appendices)
2. Nội dung chính của đề tài thạc sĩ ngoại ngữ
I. Lời nói đầu (Introduction)
Một bài luận văn thạc sĩ ngoại ngữ cần cung cấp phần lời nói đầu với 5 nội dung bao gồm:
1.1. Tính cấp thiết của đề tài (Rationale)
- Đối với mỗi đề tài được lựa chọn, người thực hiện cần chỉ ra được tính cấp thiết ngay trong phần mở đầu bằng việc trả lời 2 câu hỏi:
- Tại sao người thực hiện lựa chọn đề tài này để thực hiện cho nghiên cứu của mình? (tính vấn đề, tính cấp bách, mức độ cần thiết của nghiên cứu)
- Đề tài này có phù hợp với chuyên ngành mà người thực hiện được đào tạo hay không?
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (Aims and Objectives)
- Mỗi một bài luận văn thì cần có những mục đích và nhiệm vụ cụ thể để hướng người đọc hay hội đồng chấm thi hiểu được khái quát mục tiêu ban đầu và đánh giá được mức độ hoàn thành mục tiêu của bạn. Để thực hiện nội dung phần này, bạn đọc cần trả lời 2 câu hỏi:
- Đề tài được nghiên cứu với mục đích cuối là gì?
- Từ mục tiêu đề ra, nhiệm vụ mà luận văn cần thực hiện là gì?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (Scope of study)
- Để xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài luận văn thạc sĩ ngoại ngữ bạn đọc cần trả lời cho 2 câu hỏi:
- Đối tượng chính mà bài luận muốn hướng đến để nghiên cứu là gì?
- Phạm vi nghiên cứu cần phải nêu ra phạm vị của vấn đề cả 2 mặt không gian và thời gian?
- Lưu ý:
- Vấn đề nghiên cứu của đề tài chính là đối tượng nghiên cứu và thường được đặt ngay ở tên gọi.
- Phạm vi nghiên cứu cần xác định được chính xác, cụ thể và chỉ ra những vấn đề có liên quan đến đề tài tuy nhiên người thực hiện sẽ không nghiên cứu nội dung đó và đưa ra khỏi phạm vi nghiên cứu.
1.4. Các câu hỏi hay giả thiết nghiên cứu ( Research Questions)
- Trong phần giới thiệu của một bài luận văn thạc sĩ ngoại ngữ, người thực hiện còn cần đưa ra các câu hỏi hay giả thiết cho đề tài nghiên cứu của mình. Một câu hỏi hay sẽ định hướng cho mục đích hay loại hình nghiên cứu của bài luận như: miêu tả, thăm dò, so sánh, dự báo, hành động và thông tin được sử dụng là định tính hay định lượng.
- Lưu ý:
- Câu hỏi đặt ra cần liên quan với mục đích và nhiệm vụ đã được nêu ở trên.
- Giả thiết được đưa ra cần có tính khả thi nhất định và tránh tình trạng không thể chứng minh giả thiết.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ( Justification of study)
- Nội dung cuối cùng trong phần giới thiệu bạn cần trình bày là kết quả của nghiên cứu sẽ đem lại lợi ích và có ý nghĩa như thế nào đối với nghiên cứu khoa học, giáo dục hay đời sống,…
Luận văn 24 – đơn vị uy tín nhiều năm hỗ trợ trong việc hoàn thiện các bài luận văn chắc chắn là lựa chọn chất lượng nhất cho bạn khi có mong muốn thuê viết luận văn tiếng anh. Còn chờ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ một cách kịp thời.
II. Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lý luận (Literature Review and Theoretical Background)
2.1. Cơ sở lý luận (Theoretical Background)
- Định nghĩa tác nghiệp của đề tài nghiên cứu hay Working Definition là nội dung không thể thiếu trong phần cơ sở lý luận mà bạn cần phải nêu ra.
- Bên cạnh đó, bạn đọc cũng cần xác lập những nội dung lý thuyết cơ sở đã có trước từ các bài nghiên cứu khoa học hay những chứng minh được nêu ra trước đây để tạo nền tảng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình.
2.2. Tổng quan nghiên cứu (Literature Review)
- Điểm quan trọng nhất của phần tổng quan nghiên cứu là bạn đọc cần trình bày được nội dung sau quá trình nghiên cứu từ các tài liệu và trong nước và quốc tế.
- Nội dung được nêu sẽ là những vấn đề chưa được giải quyết triệt để, chưa đạt được kết quả cuối cùng hoặc những vấn đề liên quan chưa được xử lý một cách thấu đáo
Lưu ý:
- Đây không phải là phần liệt kê các tài liệu sử dụng mà là trình bày nội dung thể hiện rằng đề tài nghiên cứu của bạn là có cơ sở và mang ý nghĩa.
- Không nên hạn chế nội dung chỉ nằm trong sách giáo khoa hay giáo trình mà nên mở rộng ra ở các đề tài nghiên cứu của các tác giả trước đó.
III. Phương pháp nghiên cứu (Research Methods)
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu (Methodology)
Phương pháp luận nghiên cứu là phần để bạn trình bày được cách viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ của bạn được tiếp cận và nghiên cứu theo hướng nào:
- Là định tính, định lượng hay được kết hợp từ cả hai phương pháp.
- Loại hình nghiên cứu sử dụng là miêu tả, giải thích hay thăm dò,..
- Phương pháp (method) thu thập dữ liệu nào được bạn lựa chọn và tại sao bạn lựa chọn phương pháp đó.
- Kế hoạch nghiên cứu của bạn bằng phương pháp đó được thực hiện như thế nào?
3.2. Đối tượng khảo sát (Selected subject)
- Trong phần đối tượng khảo sát, bạn chỉ cần nêu ra được đối tượng đã cung cấp những thông tin điều tra và khảo sát cho bạn. Đối tượng ấy cần nằm trong phạm vi nghiên cứu và vấn đề mà bạn đang nghiên cứu.
3.3. Xác định mẫu nghiên cứu (Sampling)
Để xác định mẫu nghiên cứu cho bài luận của mình, bạn đọc cần trả lời 2 nội dung chính bao gồm:
- Loại mẫu nghiên cứu là ngẫu nhiên, phân tầng hay hệ thống
- Kích cỡ mẫu/số lượng đối tượng khảo sát (Sample size/Population)
3.4. Thu thập dữ liệu (Data collection)
Với phần thu thập dữ liệu, bạn cần cung cấp 3 thông tin bao gồm:
- Công cụ dùng để thu thập là công cụ gì? Ví dụ: phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn, khảo nghiệm,…
- Nguồn dữ liệu sử dụng lấy từ nguồn nào, mức độ tin tưởng của thông tin.
- Cách thức để mã hóa dữ liệu (coding)
3.5. Phân tích dữ liệu ( Data analysis)
Việc xử lý đóng vai trò rất quan trọng trong bài luận văn thạc sĩ ngoại ngữ bởi một dữ liệu tốt mới có thể được sử dụng và đánh giá cao. Khi phân tích dữ liệu sử dụng, bạn đọc cần đảm bảo được 2 đặc điểm của dữ liệu bao gồm:
- Độ tin cậy và nhất quán: các hoạt động phân tích, thuật ngữ và các khái niệm sử dụng cần nhất quán về mặt nội dung.
- Độ chính xác: việc đặt câu hỏi trong quá trình khảo sát cần chính xác nhằm đạt được thông tin sát nhất với mong muốn của nghiên cứu để tránh việc người khảo sát hiểu sai câu hỏi hay ý nghĩa nội dung nghiên cứu.
IV. Về mặt hạn chế của đề tài ( Limitation of the study)
Mọi nghiên cứu đều có những hạn chế nhất định, để trình bày được nội dung này bạn có thể nêu ra nội dung trong 5 hạn chế thường gặp sau:
- Hạn chế từ phương pháp nghiên cứu.
- Hạn chế từ số lượng hay kích thước của dữ liệu nghiên cứu.
- Hạn chế về phạm vi của mẫu nghiên cứu.
- Hạn chế bởi những vấn đề gặp nhiều khó khăn trong giải quyết.
- Hạn chế bởi quy mô nghiên cứu không đủ lớn hay quá lớn.
Tiếng anh ngày nay là một ngôn ngữ phổ biến tuy nhiên việc thực hiện một bài luận bằng tiếng anh thì hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Theo dõi ngay những hướng dẫn viết bài luận tiếng anh từ Luận văn 24 để có thể thực hiện bài luận một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
V. Kết cấu luận văn dự kiến ( Organisation of the study)
- Trong phần kết cấu luận văn dự kiến, bạn cần nêu tổng quan về các chương, nội dung chính sẽ được trình bày trong bài luận.
VI. Kế hoạch nghiên cứu (Timeline of the study)
- Tại đây, bạn cần trình bày về tiến độ thực hiện đề tài bao gồm các công việc thực hiện và cung cấp về thời gian (timeline) dự kiến sẽ hoàn thành của các hoạt động đó.
VII. Tài liệu tham khảo (References)
- Những phần nội dung nghiên cứu được tham khảo từ những tác giả, sách giáo khoa, bài nghiên cứu khoa học trong toàn bộ bài luận sẽ được liệt kê tại đây.
3. 5 lưu ý khi trình bày bài thạc sĩ ngoại ngữ
Để hoàn thiện một bài luận văn thạc sĩ ngoại ngữ, bên cạnh phần nội dung ấn tượng và được nghiên cứu kỹ lưỡng thì hình thức trình bày đẹp cũng vô cùng quan trọng giúp hội đồng chấm bài đánh giá cao hơn. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ khi trình bày để giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất bao gồm:
- Ngôn ngữ: khi viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ bạn đọc còn cần chuẩn bị một bản tóm tắt nội dung bằng tiếng việt ghi lại những nội dung chung nhất của toàn bài luận.
- Đảm bảo đầy đủ kết cấu của bài luận văn thạc sĩ với đầy đủ các đầu mục được nêu ở trên.
- Chú ý đến soạn thảo văn bản: kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, đánh số trang, tránh viết tắt,…
- Trình bày phần trang bìa, phụ bìa thật chỉnh chu, đẹp mắt và để lại dấu ấn cá nhân cho người chấm.
- Trích dẫn tài liệu tham khảo: ghi đúng nguồn, đúng tên tác giả và đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy tắc của phần trích dẫn.
4. Yêu cầu bắt buộc trong luận văn thạc sĩ ngoại ngữ
Luận văn thạc sĩ ngoại ngữ là một bài luận có tính đặc thù cao. Do đó, khi thực hiện theo hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ bạn cần ghi nhớ 3 yêu cầu bắt buộc trong luận văn thạc sĩ ngoại ngữ bao gồm:
2.1. Theo định hướng nghiên cứu
- Cách viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ theo định hướng nghiên cứu có nghĩa bài luận sẽ là một bài báo cáo nghiên cứu khoa học, đóng góp những nội dung về mặt lý luận, mang tính học thuật cao hoặc là kết quả của một nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành đào tạo với tính thời sự cao.
2.2. Theo định hướng ứng dụng
- Cách viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ theo định hướng ứng dụng thì lại mang ý nghĩa là một bài báo cáo chuyên đề về kết quả sau quá trình nghiên cứu một vấn đề gắn với thực tiễn được triển khai thông qua việc áp dụng một nghiên cứu lý thuyết hay mô hình mới, …
2.3. Yêu cầu chung
- Tất cả các cách viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ thì đều cần tuân thủ các quy định về mặt sở hữu trí tuệ trong việc sử dụng hay trích dẫn những kết quả được nghiên cứu từ những tác giả khoa học khác. Do đó, người thực hiện cần đảm bảo rằng nội dung mình nghiên cứu là của cá nhân và hoàn toàn chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào khác.
- Bài luận văn cần đảm bảo mang giá trị khoa học, thực tiễn, đạo đức phù hợp với văn hóa và các giá trị con người theo quan niệm của dân tộc.
- Khi trình bày, luận văn cần được thực hiện một cách khoa học, rõ ràng và mạch lạc để cho thấy sự chuyên nghiệp và nghiêm túc đối với quá trình thực hiện bài luận.
5. Mẫu luận văn thạc sĩ ngoại ngữ chuẩn chỉnh
a) Đề tài
“Exploring classroom techniques for teaching translation in English department at Tay Nguyen university ”
“Khảo sát các kĩ thuật dạy môn biên dịch tại khoa Tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên”
b) Cấu trúc
- Bài luận được trình bày với 5 phần đầu mục lớn bao gồm:
- Chapter 1: Introduction
- Chapter 2: Literature review
- Chapter 3: Methodology
- Chapter 4: Findings and discussion
- Chapter 5: Conclusion and suggestions
c) Link download
Mẫu luận văn thạc sĩ ngoại ngữ chuẩn chỉnh
Bài viết đã cung cấp hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ ngoại ngữ chi tiết theo từng phần kèm những lưu ý quan trọng giúp bài luận của bạn trở lên ấn tượng, hoàn thiện và đầy đủ nhất. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết từ Luanvan24 để có thêm thật nhiều những kiến thức mới mẻ và thú vị nữa bạn nhé!
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.