Sắp đến ngày làm khóa luận mà còn chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn lo lắng không biết trình bày như thế nào? Vậy thì đừng lo, hãy để Luận văn 24 giúp bạn: Cấu trúc bài luận văn thạc sĩ luật học và mẫu đề cương thạc sĩ luật học chi tiết nhất cho bạn tham khảo đây!
-
1. Mở đầu đề cương luận văn thạc sĩ luật học
- 1.1. Lý do chọn đề tài
- 1.2. Tình hình nghiên cứu
- 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- 1.6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật học
- 1.7. Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ luật
- 2. Cấu trúc, nội dung chi tiết đề cương luận văn thạc sĩ luật học
- 3. Kết luận chung
- 4. Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu đề cương luận văn thạc sĩ luật học
Phần mở đầu là phần quan trọng nhất của bài luận, vì đây là những cơ sở lý luận đầu tiên cho thấy tư duy của bạn. Người đọc có quyết định đọc tiếp bài luận của bạn hay không thì phải bị lôi cuốn bởi phần mở đầu này. Làm sao để viết phần mở đầu hấp dẫn và chi tiết các phần như thế nào thì hãy cùng theo dõi tiếp nhé!
1.1. Lý do chọn đề tài
- Khi quyết định một thứ gì đó thì cần có lý do để chọn nó. Và trong bài luận cũng vậy, ban giám khảo cũng cần thấy được lý do mà bạn chọn đề tài cho bài mẫu luận văn thạc sĩ luật học của mình. Lý do chọn đề tài hay còn được biết đến là tính cấp thiết của đề tài.
- Bạn cần chỉ ra được thực trạng khu vực mà bạn nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào tới đối tượng nghiên cứu. Nêu rõ ưu nhược điểm của vấn đề, từ đó nhấn mạnh lại tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài đó.
- Ở phần này, bạn cần vẽ ra được bức tranh tổng quan đề tài nghiên cứu, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
1.2. Tình hình nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu là bạn đặt vấn đề bạn chọn bên cạnh những bài nghiên cứu cùng đề tài của nhiều tác giả khác để thấy được thực tế vấn đề này đang diễn ra thế nào.
- Nếu đề tài bạn nghiên cứu là một đề tài hoàn toàn mới thì phần này không cần thiết phải có.
- Còn nếu đề tài bạn chọn là một vấn đề nghiên cứu cũ, được nhiều tác giả nghiên cứu rồi thì nên có phần này. Bạn sẽ liệt kê các đề tài nghiên cứu, tác giả. Từ đó cho người đọc thấy toàn cảnh vấn đề, mặc dù đã có rất nhiều bài nghiên cứu cùng đề tài nhưng vấn đề vẫn tồn đọng, chưa giải quyết triệt để. Và mục 2 này sẽ bổ sung thêm cho tính cấp thiết của đề tài.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu phải rõ ràng. Nội dung chính của mục đích là đề xuất và kiến nghị những giải pháp giải quyết vấn đề lên các cấp cao hơn. Nhưng giải pháp cũng cần yêu cầu thực tế, dễ áp dụng, dễ nắm bắt.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Là những câu hỏi mà người viết phải bàn luận xuyên suốt quá trình làm bài luận. Trả lời được những câu hỏi như Nghiên cứu về cái gì, Giải quyết được vấn đề gì, Những khó khăn và thuận lợi gặp phải khi đưa ra giải pháp. Đây là nội dung của phần nhiệm vụ nghiên cứu.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài thì bạn cần phải xác định nhóm đối tượng mình nghiên cứu là gì. Có thể là đối tượng là trẻ em mầm non, thanh niên, phụ nữ hay toàn dân,…
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu có thể là một tỉnh lẻ, một trường đại học hoặc rộng hơn là cả nước. Cần nêu ra thời gian và không gian nghiên cứu. Nhưng để đề cương luận văn thạc sĩ luật được sâu sắc hơn thì bạn nên nghiên cứu ở phạm vi nhỏ và tìm hiểu kĩ về nơi đó.
1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp luận có chức năng định hướng con người, gợi mở cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được kết quả nhất định. Đối với các bài luận văn thạc sĩ luật học hiện nay thì thường sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Tùy thuộc vào đề tài bạn chọn và ý tưởng khi làm luận văn thì sẽ cần sử dụng các phương pháp khác nhau như: phân tích, so sánh, liệt kê, khảo sát,… Có thể kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cho một bài luận.
1.6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật học
- Ý nghĩa lý luận: Những điều bạn nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo như những đề tài nghiên cứu khác, đưa ra những góc nhìn tổng quan nhất của vấn đề.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp, đề xuất của bạn sẽ áp dụng được vào thực tế, áp dụng dụng để giải quyết vấn đề đặt ra, góp phần nâng cao đời sống xã hội.
So với việc có một nội dung đầy đủ thì bạn cũng cần quan tâm tới cách trình bày sao cho logic và khoa học nhất, đảm bảo người đọc hiểu được nội dung mà mình trình bày, hãy tham khảo thêm tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học ở đây để có thêm kiến thức cho mình nhé!
Song, bạn hãy tham khảo thêm các mẫu về trường luận văn thạc sĩ đại học luật hà nội để có thêm những tư liệu hay nhất cho bài luận của mình nhé!
1.7. Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ luật
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
- Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp luật mà vấn đề đưa ra.
- Chương 2: Thực trạng mà vấn đề đang diễn ra.
- Chương 3: Những đề xuất, giải pháp mà tác giả đưa ra để giải quyết vấn đề.
Ví dụ đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai”
Ở chương 1 sẽ nhắc tới khái niệm vi phạm quy định an toàn giao thông, những dấu hiệu nhận biết và các quy định pháp luật nước ta hiện nay.
Chương 2 sẽ nêu lên thực trạng tham gia giao thông của mọi người, các mức xét xử thực tế như thế nào. Các khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc xét xử các đối tượng vi phạm khi tham gia giao thông.
Chương 3 tác giả sẽ đề xuất những yêu cầu nhằm nâng cao công tác xử lý các vi phạm, đồng thời đề xuất hay chỉnh sửa các điều khoản, mức xét xử chưa phù hợp, để hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Nếu ví dụ trên chưa đủ nội dung bạn muốn tìm thì chúng mình có các mẫu luận văn thạc sĩ luật cho bạn đây. Đảm bảo đầy đủ, đa dạng các đề tài cho bạn lựa chọn và các mẫu chi tiết để bạn xem qua, nó sẽ giúp ích cho bài luận của bạn đó!
2. Cấu trúc, nội dung chi tiết đề cương luận văn thạc sĩ luật học
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật sẽ gồm nhiều chương, mỗi chương lại biểu đạt nội dung khác nhau của bài nghiên cứu. Gồm bao nhiêu chương sẽ tùy thuộc vào cách làm bài luận của bạn, nhưng thông thường sẽ có 3 chương chính cho phần nội dung
2.1. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Ở đây bạn sẽ tập trung vào phần: cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan, lý thuyết chung, các quy định pháp luật. Bạn cần đảm bảo được các phần như sau:
- Các khái niệm được nếu ngắn gọn, rõ ràng, súc tích.
- Khái quát được vai trò và ý nghĩa của vấn đề đặt ra.
- Những lý thuyết cơ bản như luật, hiến pháp, quy định,… cũng cần được nêu ra.
Kết luận chương 1
- Phần kết luận sẽ tóm tắt lại nội dung đã được trình bày ở phần 1. Cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được nói đến, cung cấp kiến thức cơ sở để bước vào chương 2.
2.2. Chương 2: Thực trạng vấn đề
Trong phần này bạn cần nêu ra được thực trạng mà vấn đề đang xảy ra một cách trung thực và khách quan nhất.
- Những ưu nhược điểm còn tiếp diễn.
- Tập trung giải đáp những câu hỏi mà mục đích đã đề ra, làm sao để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Thông thường, ở một luận văn sẽ có từ 3 – 4 nội dung cần nghiên cứu và được sắp xếp tương ứng với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Có bao nhiêu câu hỏi/ mục tiêu nghiên cứu thì sẽ có bấy nhiêu nội dung cần nghiên cứu.
Kết luận chương 2
- Kết luận ở chương 2 vẫn tóm tắt lại các vấn đề được nói đến. Đồng thời hướng người đọc đến những vấn đề chưa được làm rõ, những hạn chế còn tồn đọng. Từ đó dần định hướng cách giải quyết để chuyển tiếp sang chương sau.
2.3. Chương 3: Giải pháp giải quyết vấn đề
Ở phần cuối cùng sẽ đánh giá vấn đề dựa theo kết quả nghiên cứu. Đồng thời để bài nghiên cứu có giá trị thì bạn cũng cần:
- Đề xuất những yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống .
- Đề xuất những giải pháp thực tế, khả quan khác, có tính mới mẻ so với những bài nghiên cứu trước để giải quyết các đối tượng nghiên cứu..
Kết luận chương 3
- Nhìn nhận lại vấn đề và nhấn mạnh lại giải pháp,nhấn mạnh lại tính cấp thiết của đề tài. Cho thấy sự phù hợp của giải pháp bạn mang đến.
3. Kết luận chung
- Dự đoán kết quả đạt được sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu bám sát vào nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đã được nêu trong phần nội dung.
- Nêu lại thật sự ngắn gọn về nội dung bài luận, những nhược điểm còn sót, những đề nghị đưa ra.
- Đưa ra các kết luận dự kiến ngắn gọn theo mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
4. Tài liệu tham khảo
Luận văn đề tài “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai”.
Link download
https://drive.google.com/file/d/1oIDzxBTfdCgEyUk_VZdWoBbYIIK_GZuN/view
Bài viết trên đây đã chia sẻ hết các quy trình để làm một đề cương luận văn thạc sĩ luật học hoàn chỉnh nhất. Hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn, có thể áp dụng vào chính bài luận của mình trong khi nghiên cứu để đạt số điểm cao nhất. Chúc bạn thành công!
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.