Chỉ số ROA là gì? 6 điều các nhà đầu tư chắc chắn phải nắm rõ! 

4.6/5 - (5 bình chọn)

Chỉ số ROA là gì và những thông tin về chỉ số này được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá độ hiệu quả trong kinh doanh của một doanh nghiệp và liên quan mật thiết đến việc lưa chọn cổ phiếu. Những doanh nghiệp có chỉ số ROA tốt trong thời gian dài là doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả mang lại giá trị lớn cho cổ đông. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hệ số ROA là gì, cách tính chỉ số ROA và những thông tin liên quan trong bài viết này bạn nhé.

1. Chỉ số ROA là gì? 

Khai-niem-chi-so-ROA-va-vi-du-thuc-te
Khái niệm chỉ số ROA và ví dụ thực tế
  • Chỉ số ROA ( Return On Asset) là chỉ số lợi nhuận trên tài sản thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi nhuận và tài sản của một công ty cụ thể. Chỉ số ROA sẽ giúp người quản lý và các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
  • ROA trong chứng khoán là chỉ số được dùng để đánh giá khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp và đánh giá chiến lược kinh doanh.
  • Chỉ số ROA được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

Tham khảo thêm định nghĩa ROS là gì và mối tương quan giữa ROA và ROS tại Luận văn 24- đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ giáo dục hàng đầu trên thị trường hiện nay. 

2. Ý nghĩa của chỉ số ROA 

Sau định nghĩa chỉ số ROA là gì và những thông tin kể trên chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về ý nghĩa của chỉ số này. Nhìn chung, chỉ số ROA có ý nghĩa quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

5-Y-nghia-cua-chi-so-ROA
5 Ý nghĩa của chỉ số ROA

2.1. Hiệu quả quản lý tài sản của công ty 

Nhờ chỉ số ROA bạn nhận biết được thu nhập tạo ra từ vốn tài sản là bao nhiêu. Bạn sẽ biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lợi nhuận, hưởng lãi bao nhiêu từ 1 đồng vốn tài sản.

2.2. Đánh giá hiệu quả Chiến lược kinh doanh 

Dựa vào chỉ số ROA các nhà đầu tư đánh giá được thực lực và mức độ thành công của từng doanh nghiệp. Chỉ số ROA cao trong thời gian dài chứng tỏ năng lực công ty ổn định và dễ dàng gây ấn tượng với nhà đầu tư.

2.3. Ra quyết định đầu tư chính xác hơn

Việc hiểu chỉ số ROA là gì, biết cách tính và ứng dụng chỉ số sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp cùng với chỉ số ROE để đưa ra quyết định đầu tư chính xác và đúng đắn nhất.

2.4. Thước đo so sánh doanh nghiệp cùng ngành 

Chỉ số ROA của những công ty lớn có thể thay đổi đáng kể và phụ thuộc vào từng thời điểm, từng ngành kinh doanh. Vì vậy, chỉ số ROA là thước đo so sánh những doanh nghiệp có cùng ngành kinh doanh với nhau trên thương trường.

2.5. Ý tưởng chuyển đổi số tiền đầu tư 

Chỉ số ROA mang đến cho nhà đầu tư những ý tưởng trong việc chuyển đổi số tiền đầu tư thành lợi nhuận thu nhập ròng. Chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền, lợi nhuận ổn định.

2.6. Đánh giá thực lực và mức độ thành công của doanh nghiệp

Dựa vào chỉ số ROA các nhà đầu tư đánh giá được thực lực và mức độ thành công của từng doanh nghiệp. Chỉ số ROA cao trong thời gian dài chứng tỏ năng lực công ty ổn định và dễ dàng gây ấn tượng với nhà đầu tư. 

3. Công thức tính 

Ngoài vấn đề chỉ số ROA là gì, cách tính chỉ số ROA cũng là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Có hai công thức cách tính chỉ số ROA như sau:

3.1. Công thích tính ROA thường 

Cong-thuc-tinh-ROA-thuong
Công thức tính ROA thường
  • Để biết chỉ số ROA bao nhiêu là tốt bạn cần nắm rõ công thức tính và cách đọc kết quả chỉ số. Chỉ số này sẽ được tính là lợi nhuận ròng của một công ty chia cho tổng tài sản của nó và nhân kết quả với 100. 
  • Cụ thể như sau: ROA = (Lợi nhuận ròng/tổng tài sản) x 100

ROA = (Lợi nhuận ròng/tổng tài sản) x 100

  • Những doanh nghiệp sẽ báo cáo lợi nhuận ròng trong bảng báo cáo thu nhập và công bố tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán hàng tháng hoặc hàng năm tùy doanh nghiệp.
  • Ví dụ: Giả sử công ty A báo cáo lợi nhuận ròng là 2.5 triệu đô la và năm 2019 và tổng tài sản cho đến thời điểm cuối năm là 38.5 triệu đô la. Vậy hệ số ROA là bao nhiêu? Để tính ra chỉ số ROA trong  năm 2019, công ty A sẽ chia 2.500.000 cho 38.500.000 và đem kết quả 0.64935 nhân với 100 và làm tròn sẽ được kết quả là 6.49%.
  • Từ cách tính và kết quả chỉ số ROA kể trên, bạn sẽ biết rằng mỗi đô la trong tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ thu về lợi nhuận khoảng 6.49 xu.

3.2. Công thức tính ROA nâng cao 

  • Nếu bạn quan tâm đến chỉ số ROA là gì chắc hẳn sẽ muốn biết đến công thức tính ROA nâng cao này. Nhìn chung, công thức tính toán này phức tạp hơn nhưng có thể tính đến việc giá trị tài sản doanh nghiệp thay đổi theo thời gian.
  • Để tính được điều này, bạn cần sử dụng giá trị trung bình của tài sản công ty đang sở hữu trong một năm thay vì chỉ sử dụng tổng giá trị tài sản vào cuối năm. Khi bạn đã xác định được giá trị trung bình tài sản của công ty hãy chia lợi nhuận ròng cho số tài sản trung bình và nhân nó với 100 để ra kết quả chính xác. 
  • Cụ thể công thức tính ROA nâng cao như sau: ROA = (Lợi nhuận ròng/Tài sản trung bình) x 100
Cong-thuc-tinh-ROA-nang-cao.
Công thức tính ROA nâng cao

Vẫn lấy ví dụ về công ty A như trên, để tính hệ số ROA theo công thức nâng cao bạn phải tìm được trung bình giá trị tài sản của doanh nghiệp vào năm 2019 và giả sử phát hiện giá trị trung bình của tổng tài sản chỉ là 33.500.000 đô la thấp hơn hẳn so với tổng giá trị tài sản cuối năm. Lúc này, bạn chia lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là 2.500.000 đô la cho tổng giá trị tài sản trung bình là 33.500.000 đô la để được kết quả ROA cuối cùng là 7.46% chính xác hơn cách tính ROA bằng công thức thường kể trên.

3.3. Cách tính ROA cho 1 công ty

Mach-ban-Cach-de-tinh-ROA-cua-mot-cong-ty
Mách bạn cách để tính ROA của 1 công ty
  • Chỉ số ROA được tính theo công thức tương đối đơn giản nhưng cần số liệu chính xác để ra kết quả chuẩn nhất. Lợi nhuận ròng là thông số có thể tìm được ở cuối báo cáo thu nhập của doanh nghiệp và tổng tài sản thường thấy ở bảng cân đối kế toán.
  • Hiện nay, các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn công thức tính ROA nâng cao với giá trị tài sản trung bình. Cách này thường sẽ ra kết quả khách quan hơn do tổng tài sản có thể thay đổi theo thời gian và biến động bán hàng trong từng mùa.

Tham khảo thêm các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán tại website Luanvan24.vn- nơi cung cấp hàng ngàn bài viết liên quan tới giáo dục, kinh tế hay nhất.

4. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? 

Chi-so-ROA-bao-nhieu-la-tot
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Bên cạnh câu hỏi: chỉ số ROA là gì, rất nhiều bạn đọc quan tâm tới câu hỏi Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?. Cùng tham khảo đáp án dưới đây:  

  • Theo quy chuẩn quốc tế hiện nay, một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên và ROA từ 7.5% trở lên.
  • Trên thực tế, chỉ số trên sẽ có sự du di, chênh lệch nhất định liên quan tới các yếu tố như: lĩnh vực sản xuất, ROA so với các đối thủ cùng ngành, chỉ số ROA trong quá khứ và hiện tại. 
  • Việc đánh giá chỉ số ROA nên được xem xét và phân tích trong ít nhất 3 năm để có đánh giá khách quan nhất.
  • Ví dụ, với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: sản xuất, chế biến thép, xi măng, lắp ráp ô tô…đòi hỏi tài sản cố định rất lớn. Vì thế, chỉ số ROA thường khá thấp. Ngược lại, với các công ty lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền thông…yêu cầu về tài sản cố định thường thấp hơn, kéo theo ROA cao. Do đó nhà đầu tư không nên so sánh ROA giữa các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.
  • Nhà đầu tư có thể tham khảo công thức sau đây để đánh giá chỉ số ROA của một doanh nghiệp:
  • ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm = Doanh nghiệp tốt.

Với bạn đọc đang băn khoăn các vấn đề liên quan: Chuyển giá là gìquản lý tài chính công, truy cập ngay website: luanvan24.vn để tham khảo chi tiết bài viết.

5. Hạn chế của chỉ số ROA

Để hiểu hơn về chỉ số tài chính ROA là gì ngoài tìm hiểu những lợi ích chỉ số này mang lại bạn cần biết những hạn chế có thể gặp phải khi ứng dụng chỉ số này. 

3-Han-che-cua-chi-so-ROA
3 Hạn chế của chỉ số ROA

Cụ thể 3 hạn chế của chỉ số ROA như sau:

  • Chỉ số ROA không sử dụng và ứng dụng cho tất cả các doanh nghiệp đa ngành
  • Công thức tính chỉ số ROA có hạn chế trong ứng dụng và thường thích hợp nhất với ngành ngân hàng vì bảng cân đối kế toán của nhóm ngành này sẽ biểu thị tốt hơn về giá trị thực của tài khoản và các khoản vay nợ.
  • Chỉ số ROA có thể làm xáo trộn hoạt động của công ty phi tài chính vì ROA so sánh lợi nhuận đầu tư với tài sản được tài trợ, vốn cổ phần.

6. Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Moi-quan-he-giua-ROA-va-ROE
Mối quan hệ giữa ROA và ROE (ví dụ thực tiễn)
  • Với những bạn đọc còn băn khoăn chỉ số ROE là gì thì ROE là từ viết tắt của Return on Equity- tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
  • Chỉ số ROE sẽ phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn và mức rủi ro cơ cấu tài sản. Trên thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm tới chỉ số ROE hơn so với chỉ số ROA. 
  • Mối quan hệ giữa ROA và ROE là thông qua hệ số vay nợ. Theo các chuyên gia nhận định, tỷ lệ giữa nợ trên vốn càng thấp càng tốt và lý tưởng nhất là nhỏ hơn 1.
  • Theo quy chuẩn quốc tế, mối quan hệ lý tưởng nhất của chỉ số ROE và ROA là: >15% và > 7.5%- chỉ số cho thấy đơn vị đang hoạt động hiệu quả.
  • Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho hay, để đánh giá chính xác nhất, nhà đầu tư nên đánh giá các chỉ số trong ít nhất 3 năm. Đơn vị có ROE duy trì lớn hơn 10% ROA lớn hơn 7.5% là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
  • Ví dụ biểu thị mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE:  So sánh hiệu quả kinh doanh giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B

Công ty A: Vốn chủ sở hữu: 200 tỷ, Nợ 0 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 40 tỷ

Công ty B: Vốn chủ sở hữu: 400 tỷ, Nợ 150 đồng, Lợi nhuận sau thuế: 100 tỷ

  • Công ty A có chỉ số ROE là 20%, ROA là 20% và không có vay nợ
  • Công ty B có chỉ số ROE là 25%, ROA là 18.1% và có vay nợ
  • Từ đó ta thấy tuy ROE cả hai đơn vị cùng lớn hơn 15% nhưng công ty A đang sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty. 

Mối quan hệ giữa ROA và ROE (ví dụ thực tiễn)

Với bạn đọc đang quan tâm các dịch vụ giáo dục như: Dịch vụ luận văn, hỗ trợ viết essay,… liên hệ ngay với Luận văn 24- đơn vị uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay qua website:luanvan24.vn hoặc Hotline của đơn vị

Trên đây là những chia sẻ về chỉ số ROA là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng các kiến thức Luận Văn 24 cập nhật trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được chỉ số ROA là gì, cách tính chỉ số ROA và hiểu được tầm quan trọng của chỉ số ROA với doanh nghiệp.  Nếu bạn gặp khó khăn và cần sự trợ giúp hãy cứ liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0988 55 2424 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan